“Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh

Phải khẳng định là cán bộ của chúng ta đang sống “quá tài”, chứ không phải là“quá khổ”, khi mà hầu hết đều chĩnh chện trong bối cảnh lương lậu, phụ cấp chỉ đảm bảo “mức sống âm”, tức là tự “ăn vào mình” để sống.

Phát biểu tại phiên chất vấn hôm 14-6, Đại biểu QH Phạm Xuân Thăng đã đưa ra một định lượng: Có nơi phụ cấp chỉ bằng “vài ngày công lao động phổ thông”. Ấy thế mà thật tréo ngoe, người ta phải “chạy” để được làm cán bộ. Thế mà không có cán bộ nào muốn ra đường làm… cửu vạn. Thậm chí, tuần rồi, một kỷ lục mới được xác lập khi báo chí công bố một con số khiến những người làm dân phải giật mình: Có tới 500 cán bộ ở một xã.
Đó là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Đây là địa phương  còn tới 30,6% hộ nghèo. Là nơi thu ngân sách tất tật 400 triệu mỗi năm thì mất tới 105 triệu nuôi cán bộ. Và tất nhiên đó là nơi mà cứ làm ra 5 tạ thóc, người dân phải đóng “1 tạ phí”.
Theo NNVN, Quảng Vinh có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân nhưng có tới… 500 cán bộ lớn bé các loại. Tức là cứ 4 hộ dân thì có một “cán bộ”. Số lượng này không dùng chữ “khổng lồ”, không bảo “đông như quân…Nguyên” thực không biết dùng từ nào khác. Ngoài cán bộ có tí “chuyên” được hưởng lương từ NSNN, số cán bộ còn lại đương nhiên sống bằng…thóc do người dân đóng góp. Một vị phó chủ tịch Mặt trận được dẫn lời phát biểu: “Tất cả phụ cấp cho những cán bộ như thế đều được tính bằng thóc. Cứ đến hạn nhận lương là họ lấy tiền theo giá thóc thị trường. Còn xã phải thu phí từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân vì ngân sách quá ít ỏi, không gánh nổi. Xã giao chỉ tiêu cho thôn, mỗi thôn 40 triệu đồng, cứ thế mà thu”.
Người 200 cân thóc, kẻ 2 triệu đồng. Thu nhập này đúng là “mức sống âm”, là mở miệng nói “không đủ sống”. Nhưng là “trưởng giả”, là “phú ông” rất nhiều so với chính những người phải đóng thóc nuôi họ. Ở Quảng Vinh, mỗi hộ bình quân chỉ 2 sào ruộng 2 vụ với 5 tạ thóc mỗi năm (chưa trừ 1 tạ đóng phí). Lương cán bộ mỗi tháng, dù “mức sống âm”, dù “tự ăn vào mình” cũng bằng nửa thu nhập của một hộ dân mỗi năm.
Bây giờ thì có lẽ rất nhiều người mới vỗ trán để hiểu cho sự không đủ sống một cách…danh giá của chức dịch các loại.
Rất tình cờ cựu Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông là người chất vấn nhiều nhất xung quanh chuyện “cái ghế”. Tháng 6- 2006, ông Lê Văn Cuông đã làm nóng nghị trường khi thẳng thắn chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đỗ Quang Trung về việc chạy chức chạy quyền. Không chịu được lối trả lời “phải được xem xét bằng những trường hợp cụ thể”, năm 2007, ông thậm chí còn chuyển đơn thư khiếu tố về việc “cán bộ xã chạy chức, cán bộ huyện bao che” ở chính Thanh Hóa cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn. Nghị trường hôm đó không ít nụ cười nửa miệng. Cũng thật khó tin khi đến cái chức bằng hột mè hột cải cũng phải “chạy”. Nhưng “Câu chuyện xứ Thanh” hôm nay có vẻ là câu trả lời thỏa đáng nhất: Không làm gì mà mỗi tháng cũng bằng dân đen chổng mông cày cả năm thì tội gì mà không làm cán bộ.
Thực ra “câu chuyện xứ Thanh” còn có một nguyên do khác mà sách “Phong tục Việt Nam” đã nhắc tới. Đó là việc bỏ tiền mua bằng được một chức dịch trong làng, thậm chí chỉ một chân Nhiêu, chân Xa để thoát tiếng “bạch đinh”, để khỏi bị bắt nạt, để “một tiếng giữa làng hơn một sàng xó bếp”.
Nhưng nói câu chuyện “lạm phát chức dịch”, không thể không nhắc lại “phút thật thà đột xuất” của ông Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Lê Minh Hoan “Hiện có 30% cán bộ, công chức làm việc tốt, 30% làm việc cầm chừng và 30% có mặt chỉ để lãnh lương”- lời ông Hoan. (Dù sau này Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn có lần thanh minh con số 30% là “chưa có thống kê rõ ràng”, là “chỉ là cách nói định tính chứ không phải định lượng”).
Nhưng câu chuyện “tăng cường cán bộ” dường như chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhân dân và cử tri còn chưa quên hồi tháng 10 năm ngoái, rất nhiều các vị đại biểu QH đã đề nghị: Tăng số chức danh cán bộ công chức. Thêm cán bộ không chuyên cấp xã. Nâng phụ cấp. Cứ theo ý tứ của 3 cái gạch đầu dòng này thì dường như chúng ta đang thiếu cán bộ trầm trọng và số cán bộ “nghiến răng đương chức” đang đói trầm trọng. Bị đề xuất dữ quá, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình khi đó đành hứa sẽ báo cáo, xin ý kiến để sửa nghị định 92. Tuy nhiên, ông cũng khôn ngoan khi ném trả hàng loạt con số. Rằng tổng số cán bộ, công chức từ cấp Trung ương đến các huyện khoảng 270.000 người, tăng 13,7% so với thời điểm đầu nhiệm kỳ của Chính phủ khóa XII.  Lượng quan chức cấp  xã, phường, thị trấn là 233.000. Con số cán bộ dù “không chuyên trách” từ xã, phường đến thôn ấp thậm chí lên tới 550.000. Và 150.000 bổ sung “tùy tình hình thực tế”.
Tổng cộng số cán bộ ăn lương từ tiền thuế hay tiền thóc của dân lên tới 1,2 triệu người, chiếm khoảng 1,4% so với 85,7 triệu dân.
Họa đơn vô chí, “đông như quân Nguyên”, “30% cầm chừng, 30% không làm gì cả” chỉ là một trong vô số những căn bệnh kinh niên của nền hành chính. Kèm theo đó phải kể đến những loại nan y khác mà chính Bộ Nội vụ cũng thừa nhận. Đó là cơ chế “xin-cho” trong tuyển dụng. Đó là bệnh “sống lâu lên lão làng”. Đó là tình trạng “làm giả hưởng lương thật”. Đó chủ nghĩa cào bằng “Làm nhiều như làm ít, làm ít như không làm”. Và đó là căn bệnh “khô cứng”: “Có vào nhưng khó ra”.
Trở lại với câu hỏi: Vì sao lương không đủ sống nhưng ai cũng muốn làm cán bộ? Câu trả lời có khi đơn giản đến không ngờ. Bởi không có cán bộ nào sống bằng lương, dù ai cũng lĩnh lương. Bởi “trong lương có lậu”. Chẳng phải là trong vở tuồng dân gian “Nghêu- Sò- Ốc- Hến” nổi tiếng, các tác giả dân gian đã dùng một từ rất tuyệt là: “thất lộc”. Quan chức chỉ hết lộc khi “về giời”, hoặc xuống làm bạch đinh.
Dân gian nói gì cấm có sai bao giờ.
Chừng nào mà vẫn còn “tình trạng 30%” , chừng nào những “hột mè hột cải” ở nông thôn vẫn sống bám vào hột thóc như dáng giọt mồ hôi thứ dân, thì chừng đó vẫn sẽ còn tồn tại “câu chuyện xứ Thanh”.


  1. toni

    Bác Tuấn cứ nghĩ xấu.Chẳng qua là:Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp.Miếng ăn giữa đình to lắm.Vả lại một người làm quan cả họ được nhờ.Phải cố gắng vất vả chứ bổ béo gì.

  2. Củ Từ lông

    …”Vì sao lương không đủ sống nhưng ai cũng muốn làm cán bộ?” …
    Quá đơn giản ,bởi chỉ có làm cán bộ mới tiếp cận được cơ chế ăn cắp và tham nhũng làm giàu bất chính hiện nay .Điều tệ nhất là những thối nát tồi tệ trên đã trở thành hệ thống thông suốt từ trên xuống dưới không thể chống được ,không thể thay đổi được .Bởi đơn giản ,nếu làm nghiêm ,nhà nước ta hầu như chẳng còn ai đủ tư cách viên chức và muốn làm việc với đồng lương rẻ rúng .
    Viên chức cấp dưới nhìn lên ,thấy sếp mình lương tháng 10 triệu đồng ,lại cứ “tự nhiên ” giàu nứt đố đổ vách ,lại luôn mồm kêu gào chống tham nhũng trộm cắp ,không khỏi nhếch mép cười đểu .ĐM ,không học và làm theo gương xấu của các sếp thì học đéo ai hả giời ?

    • Chuyên viên cấp sở, con trai bí thư tỉnh ủy, lương 3 cọc 3 đồng vẫn xây “vườn thượng uyển triệu đô” đấy thôi. Thế thì mới nói cán bộ ta đại tài. Còn có ăn cắp hay kg thì mình kg dám kết luận đâu

  3. Bùi Bằng Đoàn

    “Xã Quảng Vinh (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) có 15 thôn, 2.000 hộ, 9.500 dân…có tới 500 cán bộ xã, thôn” Đó là chuyện phổ biến khắp cả nước. Sao lại gọi là chuyện rất lạ? Mỗi thôn có 10 cán bộ (trưởng, phó, thủ qỹ, thanh tra thôn; trưởng, phó ban mặt trận thôn; trưởng, phó công an thôn;nhân viên kế hoạch hóa gia đình; nhân viên y tế thôn) và 12 hội, đoàn là cánh tay nối dài của chính quyền (chi đoàn thanh niên, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, chi hội cựu chiến binh, chi hội cựu quân nhân, chi hội người cao tuổi, chi hội người mù, chi hội người tàn tật, chị hội chữ thập đỏ, chi hội giáo chức, chi hội hưu trí, chi hội chế độ 30), mỗi hội đoàn có 2 người trưởng và phó; ngoài ra BQ mỗi thôn còn 10 tổ trưởng tổ liên gia (một tổ chức do chính quyền và mặt trận lập ra, để điều hành lao động và quản lý tư tưởng). Tổng cộng mỗi thôn có: 10 + 24 +10 = 44 cán bộ. Như vậy một xã tương đương Xã Vinh Quang có 44 x 15 = 660 cán bộ cấp thôn, nếu cộng thêm cán bộ xã phải trên 700 cán bộ. Chế độ phụ cấp cán bộ hội, đoàn thôn hiện tại (2012) là 180 000đ/tháng (trưởng), 100 000 đ/tháng (phó). Tất cả thu vào tiền đóng góp của nông dân.

  4. CHÉM GIÓ NGỌN ĐA

    “Hiện có 30% cán bộ, công chức làm việc tốt, 30% làm việc cầm chừng và 30% có mặt chỉ để lãnh lương”…
    Hoan hô bác Hoan .Cam đoan bác em là người cán bộ thẳng thắn nhất VN .Ơ thế còn 10% CBCC nữa đâu nhỉ ,hay số này chỉ chuyên mỗi việc ăn cắp và phá hoại hả bác ?
    Vãi lều !

  5. Minh Bạch

    “Ở Quảng Vinh, mỗi hộ bình quân chỉ 2 sào ruộng 2 vụ với 5 tạ thóc mỗi năm (chưa trừ 1 tạ đóng phí).” Xin làm rõ hơn: 5 tạ thóc trừ chi phí các khoản, người dân chỉ thu về được 1,5 tạ nhưng phải nạp phí 1 tạ cho chính quyền. Vậy còn 50kg thóc bóc ra gạo chỉ được 35 kg mà phải ăn trong 365 ngày. Vị chi mỗi ngày một lạo đọng không phải nuôi ai được ăn 95,9 gam gạo! Vậy nên ai cũng chạy chức cán bộ là phải. Một trưởng thôn mỗi năm được 15 triệu tiền lương tương đương 7,5 tấn thóc, bóc ra gạo 5,25 tấn. như vậy mỗi ngày trưởng thôn có 14304 gam gạo gấp 150 lần người dân. Ngoài ra còn bổng lộc khác.

    • 50 kg cho 365 ngày? Bác nói sao chứ thế thì sống thế quái nào được

      • Minh Bạch

        NÔNG DÂN “SƯỚNG” ĐẾN MỨC NÀO
        Thu nhập của một nông dân (miền trung) được “giao” 1 sào “ruộng khoán”:
        Mỗi năm hai vụ, được mùa nhất làm ra khoảng 500kg thóc.Tại thời điểm này, giá thóc 5 000đ/kg. Nếu bán, trên 1 sào ruộng sẽ thu được: 2.500.000 đồng. Trừ chi phí sản xuất 70% (theo cách tính để xác định hộ nghèo), còn 750 000 đ/năm. Như vậy thu nhập của một lao động riêng làm ruộng xấp xỉ 62 500 đ/tháng, bình quân 2 083đ/ngày. Nếu chỉ để ăn, họ cũng không đủ sức để “bò” ra đồng, chứ đừng nói đến chuyện cày cuốc! Nhưng thưc tế người nông dân vẫn sống, bằng cách “ăn” rơm rạ, nuôi gà, nuôi heo, nuôi trâu, bò; tần tảo ngược xuôi, vào Nam ra Bắc làm thuê, làm mướn, buôn bán vặt …. Họ đã “đóng góp” đầy đủ, đúng kỳ hạn, hoàn thành “xuất sắc” nhiệm vụ “chính trị” với chính quyền cấp trên!
        Ngày nay người nông dân phải vắt kiệt sức mình, sống kham khổ, cam chịu để “qua ngày, đoạn tháng”! Họ cũng không biết là mình đang “sướng, khổ” đến mức nào! Bởi vì “sướng, khổ”là một khái niệm trừu tượng, tương đối.
        Chỉ có những người trăn trở, suy tư may ra mới nhìn thấy người nông dân đang “sống mòn” và tương lai của họ sẽ để lại gánh nặng cho “Mẹ Việt nam”. Từ trước cải cách ruộng đất đến nay, người nông dân đang đi trong một vòng tròn: “phát canh- thu tô-đóng góp”! Ai giải cứu họ?

  6. rubythekid

    bác Tuấn sửa lại: hoạ vô đơn chí

  7. DÂN CÀY RUỘNG

    Thế này dân sống làm sao hả các vị công bộc ?

  8. Minh Hằng

    Xã Vinh Quang “…thu ngân sách tất tật 400 triệu” mà có 15 thôn, mỗi thôn xã giao thu 40 triệu. Vậy thừa ra 200 triệu. Hèn chi ông chủ tịch xã có biệt thự là phải. Vài năm về trước tôi kiểm tra tất cả phương án mà trưởng thôn thu tiền của các hộ, kỳ lạ, thấy hộ nào cũng thu thêm 2 đến ba trăm ngàn so với số liệu của xã. Tôi phản ánh với xã thì ông phó chủ tịch bảo “xã có biết nhưng không có ai kiện cáo nên không thanh tra”! Sau đó Bí thư đảng ủy thông báo cho bí thư chi bộ thôn “gia đình tôi thuộc đối tượng chống Đảng và Nhà nước”. Khi tôi trực tiếp hỏi lại thì ông Bí thư chối bay!

  9. tran hung

    Cấp xã bi đát thế đã đành, đằng này nào là huyện Uỷ, UBND huyện, Sở Nội vụ(Phòng xây dựng chính quyền, Thanh tra Sở), UBND tỉnh & HĐND tỉnh không hiểu họ quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát , báo cáo…nói tóm lại là thực hiện chức năng và nhiệm vụ cái kiểu gì mà để lọt một chính quyền cơ sở có thể nói là quái thai như vậy. Đã thế lại còn sống bằng thóc của bà con đóng góp- đúng là lũ gà què ăn quẻn cối xay!

  10. Dân Quê

    Vòng tròn “phát canh- thu tô-đóng góp”.
    Trước đây “chủ đất mà chúng ta gọi là địa chủ” dùng ruộng đất để “phát canh-thu tô”. Ngày nay ruộng đất trở thành sở hữu “toàn dân”,chính quyền cấp xã, thôn dùng ruộng đất để “giao khoán” cho nông dân và thu các khoản “đóng góp”.
    Ở nông thôn, Xuân-Thu nhị kỳ, Trưởng thôn phát cho hộ nông dân hai tờ giấy mà Trưởng thôn đề là “phương án”, còn cán bộ xã thì gọi là “tờ rơi”! Đó là những khoản thu mà người đân phải nộp cho xã, thôn. Gọi là “phương án”, bởi vì trên tờ giấy đó Trương thôn liệt kê tất cả các khoản hộ gia đình phải đóng nộp; gọi là “tờ rơi” bởi vì trên tờ giấy đó không có một bút tích hay một dấu vết nào chứng tỏ chính quyền xã đã kiểm tra, cho phép Trưởng thôn được thu như vậy! Khi có “sự cố” thì chính quyền xã “vô can”!
    Nôi dung của “phương án” (“tờ rơi”) đó như sau:
    Phần thu của xã:
    -Thu đầu sào ruộng khoán
    -Thu 20% tổng sản lượng (theo mức khoán của thôn)
    -Thu ngoại khoán ( thu ruộng của xã )
    -Thu xây dựng (đường nhựa, trường học,nhà mẫu giáo,nhà trẻ,trạm xá, đối ứng…)
    -Thu 3 quỹ
    -Thu quỹ điều hành xã hội
    -Thu thuế nhà đất
    -Thu khác (để trả phụ cấp cho cán bộ ngoài bên chế của xã)
    Phần thôn thu:
    -Thu đầu sào (để làm quỹ điều hành thôn)
    -Thu xây dựng (đường bê tông, hội trường, sân bóng, kênh mương, đối ứng….)
    -Thu thiếu hội họp
    -Thu khác (phụ cấp cho cán bộ ngoài biên chế)
    Nhận được tờ giấy trên, gia đình phải mang tiền đến nạp cho Trưởng thôn và Trưởng thôn ghi vào đó một hàng chữ ‘đã nộp đủ” thế là người nộp tiền đem về hay vất đi tùy ý! Một ông Phó chủ tịch xã đã nói rằng: “Với những con số nhằng nhịt mà Trưởng thôn ghi trên “phương án” thì phải là người có trình độ văn hóa và biết tính toán mới lần ra kết quả”. Với cách làm này thì không có một cấp thanh tra nào từ xã đến trung ương kể cả kiểm toán Nhà nước tìm ra được số liệu thật về các khoản đóng góp của nông dân! Khi thuế nông nghiệp và thủy lợi phí Nhà nước bỏ đi thì chính quyền địa phương lại đưa ra các khoản thu khác….
    Cũng cần nói thêm rằng: những khoản đóng góp trên đây thu từ đứa trẻ mới lọt lòng đến người già 69 tuổi. Các văn bản pháp luật của Nhà nước đã bị các nghị quyết của hội đồng nhân dân xã làm méo mó! Bộ máy quản lý xã hội và các tổ chức đoàn thể ở xã, thôn ngày càng phình to ra. Để có nguồn thu, chính quyền xã, thôn đã cố tình hay vô tình bất chấp pháp luật, lách luật? “Phép vua thua lệ làng”! Bí thư chi bộ phát biểu trên loa phóng thanh của thôn: “…Nếu hộ nào không nộp đủ các khoản thu cho xã, thôn (đây không phải là đe dọa ), chúng tôi sẽ không cấp ruộng…”
    Người nông dân làm “ruộng khoán” của chính quyền chẳng khác nào những người làm thuê trên công trừơng, trong nhá máy, xí nghiệp, “ăn lương theo sản phẩm”, chỉ có khác mọt điều là “nắng mưa, bão gió ”, thiên tại, sâu bệnh họ đành cam chịu. Vậy thì Chính phủ có thể đưa ra một khoảm thu cụ thể theo từng vùng, miền (như cách thu “thuế nhà đất” chẳng hạn) và bố trí ngân sách đầu tư lại những khoản cần thiêt cho nông dân, cấp tiền cho chính quyền chi tiêu theo đúng luật ngân sách để giảm bớt giấy mực cho chính quyền xã, thôn khi phải đưa ra hàng chục khoản mục thu của nông dân; có lẽ đó cũng là một giải pháp góp phần làm minh bạch nền tài chính Quốc gia và “phòng chống tham nhũng” rất hiệu quả?
    Một vòng tròn từ trước cải cách ruộng đất đến nay mà người nông dân đang đi là vòng tròn “phát canh- thu tô-đóng góp”!

  11. Dân Quê

    Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc đưa tin xã 500 cán bộ
    01/08/2012 07:17
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, làm rõ và kiểm điểm nghiêm túc việc Báo Nông nghiệp Việt Nam đưa tin, bài về Thanh Hóa thời gian gần đây, trong đó có bài “Rùng mình xã 500 cán bộ ở Thanh Hóa”
    Đọc thông tin này tôi thấy rất buồn. Buồn vì giữa Báo NNVM và lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa định nghĩa khác nhau về “cán bộ” ở cấp Xã. Báo NNVM cho rằng “cán bộ” cấp Xã là những người được “dân bầu, xã cử” và được hưởng lương từ nguồn ngân sách và dân nuôi. Tỉnh Thanh Hóa cho rằng “cán bộ” cấp Xã là những người được hưởng lương từ nguồn ngân sách theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP. Theo cách gọi của Báo NNVM thì ở các địa phương trên nhiều vùng quê cả nước, không riêng gì ở xã Quảng Vinh, số cán bộ nhiều gấp 1,5-2 lần theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP là có thật. Như vậy cần Bộ Nội Vụ đưa ra một quy định cụ thể ai được gọi là “cán bộ”ở cấp xã, những vị Hội đồng nhân dân thì gọi là gì, những người giữ cấp phó theo quy định “dân bầu, xã cử” được trả lương từ nguồn dân nuôi thì được gọi là gì.
    Hiện nay ở cấp xã có đến trên chục hội, đoàn thể chính trị, xã hội có mạng lưới đến tận thôn: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Câu lạc bộ cựu quân nhân, Hội cựu thanh niên xung phong, Hội cựu giáo chức, Hội người cao tuổi, Hội chữ thập đỏ, Hội người mù, Hội người tàn tật, Hội hưu trí, Tổ liên gia. Mỗi tổ chức này đều bố trí cấp trưởng và cấp phó được trả phụ cấp theo tháng hoặc theo mùa vụ từ nguồn ngân sách hoặc thu phí của dân theo khẩu và theo sản lượng nông nghiệp giao khoán. (1/08/2012)

  1. 1 Đào Tuấn : “Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh « 01xi's Blog

    […] Nguồn daotuanddk […]

  2. 2 Tin Chủ Nhật, 01-07-2012 « BA SÀM

    […] Đào Tuấn “Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh […]

  3. 3 “TÌNH TRẠNG 30%” VÀ CÂU CHUYỆN XỨ THANH « CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO

    […] Blog Đào Tuấn -Phải khẳng định là cán bộ của chúng ta đang sống “quá tài”, chứ không phải là“quá khổ”, khi mà hầu hết đều chĩnh chện trong bối cảnh lương lậu, phụ cấp chỉ đảm bảo “mức sống âm”, tức là tự “ăn vào mình” để sống. […]

  4. 4 “Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh « Hãy dành thời gian

    […] Đào Tuấn blog Share this:StumbleUponDiggRedditTwitterEmailPrintFacebookTumblrLinkedInLike this:LikeBe the first […]

  5. 5 làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu - VietSphinx

    […] Theo Đào Tuấn blog […]

  6. 6 Anhbasam Điểm Tin Chủ Nhật, 01-07-2012 | bahaidao2

    […] bè”? – Hạ Đình Nguyên: Sự thất vọng vĩ đại sau nghị quyết 5 – (boxitvn). – “Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh   —  (Đào Tuấn). “Vì sao lương không đủ sống nhưng ai cũng muốn làm cán […]

  7. 7 Tin Chủ Nhật, 01-07-2012 | Dahanhkhach's Blog

    […] “Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh   —  (Đào Tuấn). “Vì sao lương không đủ sống nhưng ai cũng muốn làm cán […]

  8. 8 Chép sử Tháng 7-2012 « VIỆT SỬ KÝ

    […] chủ trực tiếp: Quyền đề xướng và trưng cầu dân ý  —  (Dân luận). – “Tình trạng 30%” và câu chuyện xứ Thanh   —  (Đào Tuấn).  – Địa chính trị-kinh tế quốc tế và VN – […]




Gửi phản hồi cho Đào Tuấn Hủy trả lời