Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước)
Sự đồng thuận tuyệt đối trong việc tăng quyền cho Chủ tịch nước tại QH hôm qua, không phải bởi để tránh lãng phí, dù đó đang là một cái ghế to, đang được dùng để “tượng trưng”.
Đương thời, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có lần yêu cầu Mặt trận mở cuộc vận động hỏa táng, để tiết kiệm đất, và hát quốc ca, để giáo dục lòng yêu nước. Những điều đó là cần thiết, nhưng dường như đó không phải là việc xứng với tầm vóc của mấy chữ “nguyên thủ quốc gia”.
Đã từ rất lâu, trước dân chúng, chế định Chủ tịch nước rất đơn giản chỉ là người đọc vài câu “gửi đồng bào và chiến sĩ cả nước” mỗi đêm giao thừa, xuất hiện trong những bản tin tiếp khách lễ tân; tới trao huân chương, dự lễ khánh thành. Sang hơn tí nữa thì ký ban hành luật. Và đó là một bộ luật đã được Chính phủ đệ trình và Quốc hội thông qua.
Rất ít điểm nhấn, như việc Chủ tịch nước cưỡi tàu ra Bạch Long Vĩ để khẳng định chủ quyền biển đảo. Hoặc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định quyết tâm chống tham nhũng.
Đến ngay một công việc đã được quy định trong Hiến pháp, rằng Chủ tịch nước có quyền dự các phiên họp của Chỉnh phủ, thực ra, cũng chưa từng được thực hiện. Ngày hôm qua, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo băn khoăn vừa hỏi vừa tự trả lời: Trước đây quy định Chủ tịch nước được quyền tham dự các buổi họp của Chính phủ. Nhưng quy định này là chưa rõ ràng. Có một cái ghế chủ tọa thì Thủ tướng ngồi rồi. Vậy thì Chủ tịch nước ngồi ở đâu!?”. Vấn đề mà ông Thảo nói, chắc chắn không phải là vì “thiếu một cái ghế”. Mà ở việc “kê thêm ghế”, và “chỗ đặt ghế”.
Cái ghế Chủ tịch nước, trong Hiến pháp, là nguyên thủ quốc gia, nhưng thực tế, lại rất “tượng trưng”- Đây là từ mà ĐBQH Nguyễn Thị Quốc Khánh đã sử dụng. Theo bà Khánh, chế định Chủ tịch nước chỉ có thực quyền trong thời kỳ đầu khi Hiến pháp quy định Chủ tịch nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Tuy nhiên, “càng về sau, chế định Chủ tịch nước, dù vị trí rất quan trọng nhưng chỉ mang tính chất tượng trưng”. Sau khi nhắc đi nhắc lại rằng : “Chúng ta phải thừa nhận thực tế như vậy”, sau khi ngập ngừng mất vài giây, bà Khánh sau đó đã quả quyết dùng chữ “lãng phí”: “Và điều đó là rất lãng phí”.
Ngày hôm qua, ĐBQH nào phát biểu liên quan đến chế định Chủ tịch nước đều tán thành việc cần tăng quyền lực cho chức danh này. Đây là một sự đồng thuận tuyệt đối hiếm thấy tại Quốc hội.
Viện trưởng Đinh Xuân Thảo nói: Hiến pháp quy định rõ những gì gắn với chức năng của Chủ tịch nước thì chế định này có quyền yêu cầu triệu tập phiên họp Chính phủ. Chủ tịch nước là Thống lĩnh lực lượng vũ trang, Chủ tịch HĐ quốc phòng an ninh. Được phong quân hàm cấp tướng từ thiếu tướng trở lên, chuẩn đô đốc hải quân trở lên. Chủ tịch nước được quyền bãi bỏ văn bản của chính phủ, Thủ tướng chính phủ. Chủ tịch nước có quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, người tự nhận “nói thẳng quá nên giờ người ta không mời góp ý cho Hiến pháp nữa” cũng để nghị: “Cần xem xét vai trò của Chủ tịch nước trong mối quan hệ với Quốc hội, đặc biệt là đối với Chính phủ khi trong Hiếp pháp 1992, quy định về mỗi quan hệ này là rất mờ nhạt”.
Và bà Khánh đương nhiên đặc biệt tán đồng bởi theo bà : “Tăng quyền cho Chủ tịch nước chính là việc tăng cường kiểm soát quyền lực của nhau (các chế định khác)”.
Nhưng rõ ràng, sự đồng thuận tuyệt đối tại QH hôm qua, không phải bởi để tránh lãng phí.
Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một “cái ghế”, thì Hiến pháp đáng lẽ phải tái lập chế định Chủ tịch nước như bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, theo đó Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Và trả lại quyền kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, miễn nhiệm, hủy bỏ cho Quốc hội. Huống chi, ở Việt Nam còn có chế định “Đảng cộng sản” cũng được ghi trong Hiến pháp.
-
1
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 12:48 sáng
[…] Theo Đào Tuấn blog […]
-
2
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 2:02 sáng
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) (Đào Tuấn). “Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một […]
-
3
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 5:45 sáng
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) Tue, Nov 06, 2012 […]
-
4
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 11:28 sáng
[…] Blog Đào Tuấn – Sự đồng thuận tuyệt đối trong việc tăng quyền cho Chủ tịch nước tại QH hôm qua, không phải bởi để tránh lãng phí, dù đó đang là một cái ghế to, đang được dùng để “tượng trưng”. […]
-
5
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 12:18 chiều
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) (Đào Tuấn). “Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một […]
-
6
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 2:44 chiều
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) 06/11/2012 […]
-
7
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 3:05 chiều
[…] Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một “cái ghế”, thì Hiến pháp đáng lẽ phải tái lập chế định Chủ tịch nước như bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, theo đó Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Và trả lại quyền kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, miễn nhiệm, hủy bỏ cho Quốc hội. Huống chi, ở Việt Nam còn có chế định “Đảng cộng sản” cũng được ghi trong Hiến pháp. Theo Đào Tuấn […]
-
8
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 3:17 chiều
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) (Đào Tuấn). “Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một […]
-
9
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 3:25 chiều
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) (Đào Tuấn). “Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một […]
-
10
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 7:12 chiều
[…] Đào Tuấn – Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một “cái ghế”, thì Hiến pháp đáng lẽ phải tái lập chế định Chủ tịch nước như bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, theo đó Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Và trả lại quyền kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, miễn nhiệm, hủy bỏ cho Quốc hội. Huống chi, ở Việt Nam còn có chế định “Đảng cộng sản” cũng được ghi trong Hiến pháp… […]
-
11
Pingback on Th11 7th, 2012 lúc 7:15 chiều
[…] Đào Tuấn – Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một “cái ghế”, thì Hiến pháp đáng lẽ phải tái lập chế định Chủ tịch nước như bản hiến pháp đầu tiên năm 1946, theo đó Chủ tịch nước vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Và trả lại quyền kiểm tra, giám sát, bổ nhiệm, miễn nhiệm, hủy bỏ cho Quốc hội. Huống chi, ở Việt Nam còn có chế định “Đảng cộng sản” cũng được ghi trong Hiến pháp… Đọc thêm → […]
-
12
Pingback on Th11 8th, 2012 lúc 1:22 sáng
[…] Lãng phí cái ghế Chủ tịch (nước) (Đào Tuấn). “Bởi nếu để tránh lãng phí thực sự, và không chỉ là một […]
-
13
Pingback on Th11 12th, 2012 lúc 11:07 sáng
[…] Theo blog ĐT […]
Tháng Mười Một 7, 2012 at 12:50 sáng
Có thể là lãng phí thật. Nhưng suy cho cùng người ngồi vào chiếc ghế đó là ai, nếu là ông nuôi con gì ngồi vào đó…thì vứt đi còn hơn.
Nói như vậy, đòi hỏi phải đồng bộ cả về phân chia quyền lực với cơ chế bầu chọn và cả cơ chế phế truất người ngồi vào những chiếc ghế đó.
Tháng Mười Một 7, 2012 at 6:54 chiều
Cái ông “nuôi con gì” thật ra còn có tác dụng là viết chuyện cười
Tháng Mười Một 7, 2012 at 9:28 sáng
Cái ghế chủ tich nước hay còn gọi là nguyên thủ quốc gia nó tùy theo hình thức chính thể Tuấn ạ. Mỗi nước người ta chọn cho mình 1 hình thức chính thể riêng. mang muốn của anh Tuấn là hình thức chính thể cộng hòa tổng thống khi nguyên thhur quốc gia đồng thời là người đứng đầu chính phủ
Còn trong các nước đại nghị như nước ta hay quân chủ lập hiến vai trò của nguyên thủ quốc gia chỉ mang tính hình thức đại diện ví dụ nữ hoàng ANH, tổng thống Đức….Cácnước này họ quan niệm nguyên thủ quốc gia nên như vậy chứ ko có sự lãng phí gì đâu anh
Chính vì vậy, anh Tuấn ko nên nói là lãng phí. mà nên nói là ở nước ta nên theo chính thể CH tổng thống như Mỹ hay lưỡng tín như Pháp !!!nôm na 1 chút với anh về luật Hiến pháp. Chúc anh mạnh khỏe và viết khỏe viết hay hơn nữa
Tháng Mười Một 7, 2012 at 11:47 sáng
Cảm ơn anh đã góp ý chính xác trên phương diện lý thuyết nhà nước. Có điều, chế định này ở VN không thể có tính biểu tượng như ở Anh, ở Thái (Quân chủ lập hiến) hay nghị viện như ở Đức. Nói toẹt ra là vì hữu danh vô thực bởi mô hình Việt Nam nó chẳng căn cứ trên lý thuyết nào. Việc tăng quyền cho chế định cho CTN hiện nay đang được vỗ tay kịch liệt, không khó nhận ra chỉ là bởi những bức xúc trước mắt. Và vì thế, trong tương lai, nó sẽ trở thành một thứ quái dị khi vừa hình thức, vừa, nói như các ĐBQH là bao trùm lên cả 3 quyền. Vì thế bỏ quách đi là xong. Vấn đề cơ bản là giám sát thì thực ra là của QH. Vấn đề phân định là của tư pháp chứ đâu phải của CTN.
Huống chi bỏ đi thì tiết kiệm được khối cho ngân khố mà những người đóng tiền là anh Hùng và tôi.
Chân thành cảm ơn anh
Tháng Mười Một 7, 2012 at 6:28 chiều
Như vậy thì hoặc là Tổng thống chế hoặc là Thủ tướng chế, chứ không nữa nạc nữa mỡ như thế này thì ủa là quá lãng phí! Hữu danh vô thực, chẳng có quyền hành gì, ăn theo một đám Phó chủ tịch nước, tốn kém bộn tiền của của nhân dân thì theo tôi bỏ qúach đi cho rồi, chẳng nên vương vấn gì cho đỡ gánh nặng cho xã hội!
Tháng Mười Một 7, 2012 at 11:50 sáng
SR anh Hung. Khách vừa trả lời là Đào Tuấn. Tôi kg để í rằng mình chưa đăng nhập
Tháng Mười Một 7, 2012 at 12:30 chiều
Bravo ! Hóa ra anh Tuấn có cùng suy nghĩ với tôi. Cho du HP có mạnh dạn thiết lập tam quyền phan lập đi chăng nữa phỏng có ý nghĩa gì bởi cái nước mình nó thế phải không anh ???? Tôi thấy rằng mọi lý thuyết kể cả chính trị hay kinh tế (anh viết rất hay về KT – tôi thích) đều bị thực tiễn VN ói ra hết anh nhỉ !
Tháng Mười Một 7, 2012 at 4:45 chiều
Sau khi cụ Hồ mất,chức danh chủ tịch nược chỉ là chức danh LONG TRỌNG VIÊN-đến đâu vỗ tay đèn đẹt mấy hồi,KHÔNG CÓ THỰC QUYỀN!-Từ 1969 đến giờ NƯỚC TA KHÔNG CÓ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA.Nên chăng QH hiến pháp định ra chế độ TỔNG THỐNG?
Tháng Mười Một 7, 2012 at 5:00 chiều
Đã có THỰC QUYỀN thì cái chức Phó CTN cũng lãng phí, CTN hay tổng thống phải làm đến bạc tóc ,gầy sọm vì dân vì nước, trách nhiệm cao nên cần người có năng lực : Nói và làm phải chịu trách nhiêm trước đất nước! Chứ sao ? Chẳng lẽ chỉ chiụ trách nhiệm chính trị ?Nếu sai quá thì bãi miễn, thậm chí truy tố….Chứ cứ rút mãi thì xuống hố cả nút.
Tháng Mười Một 7, 2012 at 6:52 chiều
Chuyện riêng với Nguyenmucar: Hôm nọ, ở QH, mình gặp một bà cụ “chuyên nghiệp khởi công, chuyên môn khánh thành” gạ gẫm rằng: Cô ơi, dân Quảng đang phản đối ST2 quá trời. Lòng dân đang bất an phải không cô. Bà cụ xua tay ngay: Chết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói là to chuyện đấy. Thằng MQ bên SGTT cười vào mũi mình: Đố anh PV được bà cụ đấy. Gì thì cứ “gặp thư ký của cô”. Mình thật tốn cơm
Tháng Mười Một 7, 2012 at 6:53 chiều
Khách vẫn là Đào Tuấn. Chả hiểu cái mạng mẽo thế nào
Tháng Mười Một 13, 2012 at 10:40 chiều
Tư Sang cũng ko khác 3D bao nhiêu đâu, 1 giuộc cả thôi, chẳng qua ăn chia ko đều nên phải có ý kiến…