Khi Ozawa được đưa vào sách giáo khoa

ma16107quá khứ là cái gì đó dường như khó tẩy rửa. Đại khái, nhiều người tin rằng người đã từng lột đồ đóng phim chăn nuôi thì dứt khoát là hư hỏng, không thể “hoàn lương”, ngay cả khi cô nói đã đoạn tuyệt với quá khứ

3 tuần trước, dư luận Indonesia đã sốc nặng khi hình ảnh “Nữ Hoàng phim sex” Maria Ozawa được đưa vào sách giáo khoa thực hành tiếng Anh dành cho học sinh trung học.
Cô xuất hiện trong tư thế rõ mặt, mỉm cười, áo…một dây và bờ vai để hở. Thông điệp của các nhà giáo dục muốn gửi tới học sinh qua bức hình của cô là: “Nhìn để liên tưởng và hình dung”.
“Liên tưởng và hình dung” là sao? Là nhìn hình ảnh của cô, người mà ai- cũng- biết- là- ai- đó, thì học sinh “đủ biết cô ấy là ai và đã làm công việc như thế nào”.
Cũng lạ, 75% dân số hồi giáo, nơi phụ nữ tự giam cầm bản thân trong những chiếc áo kín mít tóc tai, nơi mà Chính phủ thậm chí ra những mệnh lệnh hành chính kiểu “cấm phụ nữ mặc váy ngắn”, ấy thế mà các nhà giáo dục vẫn quyết đưa một ngôi sao phim khiêu dâm vào sách để giáo dục về sự liên tưởng và hình dung.
Maria Ozawa là một tên tuổi nổi tiếng trên toàn thế giới, với tư cách là một ngôi sao “phim chăn nuôi”. Và những người Indonesia vốn chẳng lạ gì cô.
Nhớ hồi 2009, Ozawa được mời tham gia bộ phim Kidnapping Miyabi (Bắt cóc Miyabi), một bộ phim nghệ thuật lành mạnh, và vai diễn của cô là nữ sinh trong sáng Miyabi, khán giả Indonesia đã phản đối mạnh mẽ đến nối Maxima Pictures phải hủy kế hoạch quay phim tại Indo.
Đại diện một tổ chức Đạo hồi tại Indonesia thậm chí giải thích, việc để một ngôi sao phim cấp ba như Maria Ozawa đặt chân tới Indonesia sẽ làm hỏng hình ảnh quốc gia của họ. “Chúng tôi không ủng hộ cô ấy, dù cô ấy có tiếp tục khỏa thân hay không”.
Maria trước đó đã tuyên bố ngừng đóng phim “cấp 3”. Nhưng quá khứ là cái gì đó dường như khó tẩy rửa. Đại khái, nhiều người tin rằng người đã từng lột đồ đóng phim chăn nuôi thì dứt khoát là hư hỏng, không thể “hoàn lương”, ngay cả khi cô nói đã đoạn tuyệt với quá khứ.maria-ozawa
Một câu hỏi thú vị xin được đặt ra, nhân một ngày mát mẻ nào đó các nhà làm sách giáo khoa quyết định đưa Ozawa vào sách giáo dục công dân, thì ở ta, chuyện gì sẽ xảy ra? và thái độ của bạn đối với hình ảnh Ozawa mà bọn trẻ con sẽ “hình dung và liên tưởng” sẽ như thế nào?
Phản đối, chắc chắn thế!
Nhưng thưa các bạn, phải chăng trong sự phản đối đó, chúng ta đang mặc nhiên thừa nhận rằng tất cả những gì liên quan đến sex, một trong những nhu cầu, như cơm ăn nước uống, đều là xấu?
Có một câu chuyện sốc chẳng kém khác cũng về diễn viên phim khiêu dâm. Trong một talkshow với các nữ diễn viên phim xxx (tất nhiên ở phương Tây), MC bất ngờ đề nghị 2 khách mời: “Cởi đồ trong phim có lẽ cũng không khác gì cởi đồ trên truyền hình. Các cô có dám cởi hết hay không”? Không ngần ngại, vài động tác, hai cô gái không còn mảnh vải nào trên người. Đến lúc đó, một cô mới nói: “Đừng nhìn chúng tôi như những kẻ tội phạm. Nhân phẩm của chúng tôi ở chỗ khác, còn ở đây chúng tôi đang làm nghề. Chúng tôi coi đây là một nghề”! Cả MC và người nghe tại khán phòng chết lặng…
Có một điều thú vị là giữa Ozawa và…Chí Phèo đang có một điểm chung: Về thái độ ứng xử.
Nhớ lại năm ngoái, khi đạo đức được đóng khung trong vẻ đạo mạo mặc vest thắt cà-vạt, các nhà giáo dục của chúng ta quyết đưa “sự kiện vườn chuối” (trong Chí Phèo, một tác phẩm được xem là kiệt tác) ra khỏi sách giáo khoa. Trả lời báo chí, một vị Giáo sư, đồng chủ biên SGK phát biểu: “Đối với trẻ con, không nên đưa những dẫn chứng quá tỉ mỉ về chuyện đó. Nó không có lợi về mặt giáo dục”.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết: “Lúc cưỡng dâm Thị Nở, Chí Phèo vẫn là một con vật, sau hành động tính giao ấy Chí mới trở lại là người”. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy thì nói chính đoạn tả cảnh yêu đương trên “đã dẫn đến bước ngoặt về nhận thức của Chí Phèo”, bởi nó “Không phải là vấn đề tính dục thông thường, không phải là kiểu tả tính dục để hấp dẫn người đọc”. “Việc cắt bỏ đoạn này chính là cắt bỏ chỗ hay nhất, tài nhất của tác giả”- ông Thúy nói. Còn một người khác, đã so sánh, tuyệt hay, rằng “cắt sự kiện vườn chuối, Chí Phèo như bị thiến”.
Thật oan ức cho Chí Phèo. Với những nhà đạo đức anh ta muôn đời chỉ là một con thú rạch mặt ăn vạ.
SGK là một thứ khuôn mẫu, một thứ giấy bút để vẽ vào những tờ giấy trắng tâm hồn. Nhưng nếu như SGK suốt ngày giãy nảy, bài trừ với tất cả những gì liên quan đến “chuyện đó” thì hẳn nhiên hậu quả một “lũ gà công nghiệp”, thậm chí đến lúc đẻ con, ngay trên lớp, mới biết là mình đã mang bầu.
Chúng ta phải lựa chọn thôi. Giữa một bên là một thực tế đời sống, không cần nói cũng biết đang diễn ra thế nào- cần được điều chỉnh bằng giáo dục. Và một
bên là “Ozawa à? Chí Phèo ư? Cắt nay, không nói nhiều”.
Bạn muốn gọi là gì thì gọi, tôi thì cho đó là thứ đạo đức cổ cồn trắng nhắm mắt bịt tai trước thực tế.


  1. Mr. Đào Tiên

    Đây cũng là chuyện đời thường, nhu cầu cuộc sống chẳng qua người Á đông nặng cái gia giáo cổ hủ, quy vào phạm trù đạo đức, cao đạo rỗi hơi.

  2. Thế hệ hôm nay còn có iternet nên dù sao bọn trẻ cũng hiểu đôi chút về tâm sinh lý . Chứ thế hệ trước 1975 hầu như không ai (kể cả ông bà cha mẹ ) dạy cho bé trai bé gái khi đến tuổi dậy thì biết thế nào khi có những đổi thay của cơ thể , Thật tội nghiệp cho trẻ em của chúng ta khi phải cõng cặp sách oằn lưng nhưng toàn học những kiến thức cao siêu mà không được dạy những kỹ năng sống như bơi lội chẳng hạn để mổi khi mùa hè về biết bao vụ đuối nước đau lòng lại xảy ra

  3. fromnewyork1

    Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm: “Nhìn để liên tưởng và hình dung”. Trong giáo dục phổ thông phải coi trọng giáo dục khả năng liên tưởng cho học sinh. Indonesia đã dám rũ bỏ những khuôn thước về mặt tôn giáo bởi họ coi trọng lợi ích về phát triển trí tuệ là quan trọng nhất. Nước ta cùng cần có những sự đột phá trong tư duy giáo dục.

    • nam

      Nói rộng ra là chúng ta cần có những bước đi để cởi trói cho giáo dục. Để giáo dục phát triển nhanh chóng, chương trình sách giáo khoa nên để cho nhiều đơn vị cùng làm. Tôi đưa ra một ý kiến: có thể để cho các sở giáo dục tự chịu trách nhiệm về chương trình sách giáo khoa của mình hoặc nếu việc đó khó quá thì để cho nhiều đơn vị cùng làm sách giáo khoa, không phải chỉ mỗi Bộ Giáo dục như bây giờ. Kết quả của các đơn vị được đưa ra hội thảo khoa học, có người chấm là những nhà giáo, nhà khoa học đầu ngành. Nếu chuyện đó xảy, mình tin rằng những nội dung về tình dục sẽ được đưa vào trong SGK theo cách hết sức tế nhị và có tính giáo dục sức khỏe cho học sinh.

  4. ut

    Mình nói thật, mình đã từng xem phim chăn nuôi. Mặc dù có ai đó cho rằng điều đó là không tốt, là thiếu đạo đức nhưng thực ra khi đã lớn, không thể không biết những chuyện đó. Nhưng mình chỉ xem nó khi mình đã 19 tuổi và xem lúc chỉ có một mình. Sau khi đã biết rõ ngọn ngành về chuyện “ấy” thì mình không còn thấy muốn khám phá chuyện ấy bằng “thực tế”. Do đó mình nghĩ, việc giáo dục chuyện ấy là cần thiết, và nó không làm hỏng đạo đức mà trái lại nó còn khiến cho nhiều em gái nhỏ tuổi tự biết bảo vệ mình trước những đòi hỏi của bạn trai.

    • xuan

      Theo ut thì nên để chương trình giáo dục giới tính vào vào giáo dục phổ thông ở cấp II hay cấp III? Mình thì đồng tình rằng nên đưa giáo dục giới tính vào SGK nhưng phương án nào là khả thi để Bộ Giáo dục làm được mới là chuyện khó. Vì hiện nay giáo dục giới tính có thể ở thành phố coi là bình thường nhưng ở vùng nông thôn hay vùng núi thì vẫn chưa chấp nhận theo nghĩa bình thường. Và cũng cần có thời gian để đào tạo giáo viên dạy môn này.

      • ut

        Tôi cho rằng hiện nay có thể làm nhiều bộ sách giáo khao. Tùy điều kiện của từng vùng mà các sở giáo duc có thể tự chọn lấy. Do đó ắt hẳn sẽ có những bộ sách phù hợp hoàn toàn với từng địa phương. Ở thành phố có thể họ chọn SGK có giáo dục giới tính từ năm lớp 8 còn ở ở vùng sâu, vùng sa có thể đưa vào ở năm lớp 10. Về mặt giáo viên thì có thể lấy ngay giáo viên dạy sinh học và đào tạo thêm nghiệp vụ sư phạm(đây chỉ là phương án tạm thời).

  5. hoa

    Ở phương Tấy, người ta đã thống kê được rằng, khi đưa chương trình giáo dục giới tính vào giáo dục phổ thông thì tỷ lệ nạo phá thai, quan hệ tình dục trong độ tuổi vị thành niên giảm hẳn. Chuyện quan hệ trước hôn nhân trong vị thành niên ở Việt Nam hiện nay không phải là hiếm. Một điều nguy hiểm là các em lại chưa có kiến thức nên xảy ra hậu quả. Mình phải học những cái tiến bộ của phương Tây chứ

    • on

      mình đồng ý với hoa. Thực tế ở trương cấp III của mình học, đã có 3 vụ mà nữ sinh phải lấy chồng khi đang học vì bác sỹ bảo phải cưới. Lại còn có cả trường hợp mà cả vợ và chồng đều học cùng một lớp, vợ ở nhà sinh con còn chồng tiếp tục đi học nhưng bị cả trường nhìn vào nên không đủ can đảm để đi học tiếp. Do đó phải đưa chương trình giáo dục giới tính vào đi thôi.

  6. nguyễn văn trung

    Các bác có nói thế chứ nói nữa cũng chẳng làm gì được đâu…Một đất nước chụp giật, một nền kinh tế chụp giật, một hệ tư tưởng chụp giật thì sinh ra những con người chụp giật…

  1. 1 Tin Chủ nhật, 28-4-2013 « BA SÀM

    […] – Khi Ozawa được đưa vào sách giáo khoa (Đào Tuấn). […]

  2. 2 Tin Chủ nhật, 28-4-2013 – Nông đức mạnh ông là ai! | Dahanhkhach's Blog

    […] – Khi Ozawa được đưa vào sách giáo khoa (Đào Tuấn). […]

  3. 3 NHẬT BÁO BA SÀM : TIN CHỦ NHẬT 28-4-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

    […] tức). – Nữ sinh ngây thơ bị thầy giáo “đưa vào đời” (VnMedia). 13h40′: – Khi Ozawa được đưa vào sách giáo khoa (Đào Tuấn). – ‘Bộ GD&ĐT đang vi phạm pháp luật’! (GDVN). – Cần gắn xét […]

  4. 4 Tổng hợp tin giáo dục tháng 4 – 2013 | Đừng để con em vì tương lai chúng ta...

    […] Khi Ozawa được đưa vào sách giáo khoa (Đào Tuấn) […]




Gửi phản hồi cho Mr. Đào Tiên Hủy trả lời