Cơ quan điều tra Việt Nam giỏi nhất thế giới.

hChúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi

Cho biết đã từng đọc một bộ hồ sơ tài liệu nặng tới 70 cân, về vụ án Huỳnh Văn Nam ở Đồng Nai phạm tội cướp của giết người, bị tuyên án tử hình có dấu hiệu oan sai, nhưng gần có kết luận cuối cùng rồi thì bị án chết vì ung thư. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng những vụ án oan sai là thứ mà “bản thân ngành tư pháp cần rút kinh nghiệm rất lớn”.
Ông Nguyễn Đình Quyền nói:
Lâu nay có những vụ người ta kêu oan thì phải xem xét một cách rất thận trọng. UB Pháp luật và UB Tư pháp giám sát rất nhiều, ví dụ khóa 12 UB Tư pháp đã giám sát 75 vụ, đều được các cơ quan tư pháp chấp nhận khánh nghị để xét xử lại. Đó là chuyện bình thường. Việc kêu oan của Chấn tôi chưa kịp đọc, nó nhằm trong các cơ quan khác mà không nằm trong cơ quan quốc hội. Những rủi ro đó chắc quy định đã quy định rõ rồi.
Tỷ lệ án oan, ngành tư pháp cũng thừa nhận có một tỷ lệ oan nhất định?
Ông Nguyễn Đình Quyền: Cũng không thể tuyệt đối hóa được. Vấn đề bây giờ là tố tụng công khai, minh bạch, và cần được phải đảm bảo trên thực tế, nhất là vào giai đoạn điều tra, truy tố, tạm giữ đối tượng. Ngay trong “Vụ án vườn mít”, nói đi nói lại nó rất phức tạp. Rõ ràng có rất nhiều cơ quan có liên quan. Cơ quan điều tra, VKS, phải xem tất cả các giai đoạn của tố tụng xem có vi phạm gì không. Đó là lỗi của tất cả các giai đoạn điều tra, truy tố, nhất là xét xử. Lâu nay người ta cứ nói án tại hồ sơ. Không phải. Án tại hồ sơ là anh phải đối chiếu với những tài liệu có trong hồ sơ và những cái thẩm vấn tại phiên tòa, ít nhất phải thông qua hoạt động thẩm vấn, đối chiếu những tình tiết khi phỏng vấn có ăn khớp với tình tiết ở hồ sơ hay không. Điều đó hết sức quan trọng. Người ta nói đó là niềm tin nội tâm của thẩm phán, nó liên quan đến xem xét đánh giá chứng cư.
Cải cách tư pháp đã được thực hiện suốt từ năm 2005 đến nay, theo ông, từ đó đến nay tỷ lệ oan sai có giảm xuống không?
Ngày càng giảm. Án oan hình sự phải sửa ít nhất. Nếu các vụ án hình sự ngày xưa tỷ lệ oan sai không phải nhỏ. Những năm gần đây án sai sửa có nhưng án oan thì rất ít. Cân đối giữa tránh lọt, tránh oan theo thôi, cơ bản là tốt. Đặc biệt từ khi ban hành Nghị quyết 388 về bồi thường thiệt hại cho hoạt động tố tụng, lại xuất hiện chiều hướng các cơ quan tố tụng lại quá thận trọng. Điều nó là rất tốt vì nó lien quan đến quyền cơ bản của công dân. Nhưng quá thận trọng thì lại xảy ra bỏ lọt tội phạm. Tức là anh phải chắc chắn rồi thì anh mới áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Tỷ lệ án oan giảm, theo tôi, nguyên nhân khách quan là hoạt động tố tụng ngày càng được tiến hành dân chủ, công khai. Nhưng nguyên nhân chủ quan rất quan trọng là các cơ quan tư pháp tang cường thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị  yêu cầu tăng cường trách nhiệm, từng vị trí chức danh của điều tra viên, thẩm phán khiến quá trình tố tụng diễn ra chặt chẽ. Bên cạnh đó trình độ thẩm phán cũng ngày được nâng cao. Nhưng cái thiếu của thế hệ trẻ đó là kinh nghiệm. Xét xử đòi hỏi bề dày kinh nghiệm rất lớn. Kinh nghiệm phán đoán thì rất quan trọng, muốn được điều đó thì người ta phải được hành nghề nhiều.
Nhiều bị cáo kêu trước tòa là bị bức cung, nhục hình, vụ án Nguyễn Thanh Chấn cũng vậy, Vì sao ở ta chưa cho lắp đặt camera giám sát ở các phòng hỏi cung?
Ở ta chưa có. Bởi vì trong quá trình tố tụng hình sự ở Việt Nam, luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn bị tạm giữ chứ chưa nói tạm giam. Trong quá trình hỏi cung luật sư cũng đều được tham gia. Vấn đề ở đây là vai trò của luật sư trong quá trình tố tụng hình sự cần phải được nâng cao. Một điều nữa là về phía cơ quan công quyền, cơ quan điều tra phải tạo điều kiện cho luật sư thực hiện quyền của mình trong việc bảo vệ thân chủ. Hiện trong các nhà tạm giam, tạm giữ luôn có chỗ ngồi của Luật sư. Điều đầu tiên khi chúng tôi đi xuống giám sát là phải hỏi bao nhiêu luật sư vào đây, họ ngồi ở đâu. Quá trình hỏi cung luật sư tham gia thế nào…
Có người nói vụ án Bắc Giang đang đẩy lùi cải cách tư pháp. Quan điểm ông về vấn đề này?
Những oan sai, nói như Bộ trưởng Bộ Công an thì là điều rất đáng tiếc. Nhưng cuộc cải cách tư pháp phải nhìn trên tổng thể. Không thể lấy cái cá thể mà đánh giá trong cả quá trình cải cách tư pháp. Vì tiến trình cải cách tư pháp ngày hôm nay ai cũng thấy dân chủ hơn, công khai hơn, minh bạch hơn, chặt chẽ hơn, đảm bảo quyền con người hơn…
Còn Ở đâu đó còn có những vụ việc nào đó vi phạm thì có những cá nhân trong quá trình đánh giá chứng cứ và trách nhiệm chưa được tăng cường đúng mức. Không thể lấy cái cá biệt để đánh giá cả quá trình cải cách tư pháp có vấn đề được.
Bài học kinh nghiệm lớn nhất sau vụ án oan 10 năm tù này là gì?Thưa ông?
Đó là những thiết chế kiểm soát. Ví dụ điều tra viên thì thiết chế đầu tiên là ông thủ trưởng cơ quan điều tra, phải thường xuyên xem xét đánh giá các hoạt động của điều tra viên. Bên cạnh đó có thiết chế VKS thường xuyên kiểm soát các hoạt động tư pháp của điều tra viên và của thủ trưởng cơ quan điều tra. Qúa trình thực hành công tố thì người này lại có sự kiểm soát lại. Tức là tất cả những thiết chế kiểm soát lẫn nhau phải được thực thi một cách nghiêm chỉnh. Nếu bị buông lỏng sẽ dễ dẫn đến những sơ xuất đáng tiếc.
Xin trân trọng cảm ơn ông

Cơ quan điều tra Việt Nam được coi là một trong những cơ quan giỏi nhất thế giới. Quá trình điều tra của Việt Nam rất nhanh. Khóa trước chúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi, vì công cuộc phòng chống tội phạm của ta dựa vào nhân dân. Tuy nhiên ở đâu đó năng lực vẫn còn thiếu kinh nghiệm, đặc biệt đối với thế hệ chuyển giao, được đào tạo nhiều hơn nhưng kinh nghiệm lại thiếu. Nên đánh giá chứng cứ, anh không tổng quát được.
(Phó Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền)