Đẩy sói ra biển?

Những “sói biển”, những “cột mốc di động” đó cần phải được bảo vệ. Nhưng không chỉ bằng những yêu cầu suông. Không chỉ bằng hơn yến gạo, đôi triệu đồng cầm hơi. Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những “hành động hải tặc”, bằng cách đẩy những người tay không tấc sắt- phải đứng mũi “xua đuổi”, “ngăn cản” những con tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là “tàu lạ”.

Thế là đã tròn một tháng kể từ ngày ngư dân Phan Văn Tân cùng với 21 bạn chài khác bị phía Trung Quốc bắt giữ khi họ đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Phan Văn Tân bị bắt khi con anh mới vừa ba tuần tuổi và trong nhà không còn một xu cắc. Anh bị bắt ngay tại Hoàng Sa, khu vực mà từ năm Bính Thân 1836 đã được nhắc tới và hiện còn lưu trong mộc bản triều Nguyễn: “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”.  Anh cũng bị giam ngay trên đảo Phú Lâm, một đảo thuộc quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Nhưng Phan Văn Tân không phải là trường hợp đầu tiên. Theo thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, đầu năm 2012 đến nay, riêng Quảng Ngãi đã có 5 tàu cá/61 ngư dân bị phía Trung Quốc bắt giam, tịch thu ngư cụ, đòi tiền chuộc. Riêng năm 2011, có 17 tàu thuyền, với 200 ngư dân bị nước ngoài bắt và giam giữ, xua đuổi, phạt tù…
Phan Văn Tân chắc chắn cũng không phải trường hợp cuối cùng. Bởi, dù việc “bắt người, thu tàu, đòi tiền chuộc” đã diễn ra rất nhiều lần, nhưng đây là lần đầu tiên, một quan chức của Cục Ngư chính Nam Hải công khai và trắng trợn tuyên bố: Sẽ xử phạt mỗi ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh cá ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 70.000 nhân dân tệ (hơn 200 triệu đồng). Liệu có một quốc gia có chủ quyền nào trên thế giới này lại công khai việc “bắt người đòi tiền chuộc” như một chính sách?
“Bị bắt tàu, thu giữ tài sản đã trắng tay rồi, nếu phải trả tiền chuộc thì chắc chắn tán gia bại sản”- đây là lời của “Sói biển” Mai Phụng Lưu, người 4 lần bị phía Trung Quốc bắt giữ, 2 lần bị thu tàu, 3 lần phải nộp tiền chuộc và 4 lần tán gia bại sản, nợ nần chồng chất, con cái ly tán mỗi đứa một nơi.
Có lẽ, việc đánh đập ngư dân, phá tàu, cướp tài sản, giam giữ, và đặc biệt là việc công khai đòi tiền chuộc một cách vô nhân đạo thường chỉ được dùng để chỉ hành động của những tên hải tặc.
Trong cái ngày “tròn một tháng” đó, ngư dân và những người quan tâm đến số phận của họ rơi nước mắt khi đọc bản tin của TTXVN về việc Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chính thức yêu cầu phía Trung Quốc sớm thả vô điều kiện hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam đang bị Trung Quốc giam giữ.
Nhưng sau 3 lần “yêu cầu”, 21 ngư dân vẫn bị giam giữ. Và chị Nguyễn Thị Mai Trang, một phụ nữ ở An Vĩnh- Lý Sơn, ngày ngày vẫn ngồi trên bậu cửa dõi mắt ra phía biển khơi chờ chồng, dù nghèo rớt mùng tơi, đang tính đến chuyện “bán nhà chuộc người” khi không còn biết trông chờ vào đâu nữa.
Trước việc ngư dân bị bắt bớ, bị giam cầm, bị đòi tiền chuộc, hôm qua, trả lời phỏng vấn báo Quân đội nhân dân, Phó Chủ tịch Hiệp hội nghề cá,  ông Võ Thiên Lăng, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam lần đầu tiên đã nói về mô hình “Ngư đội Trường Sa”: “Muốn tồn tại phải liên kết, tương trợ lẫn nhau. Nhất là trong trường hợp gặp hoạn nạn do thiên tai và chống lại sự khiêu khích của tàu nước ngoài”- ông Lãng nói. Theo ông “Khi có tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải, các tàu của ngư đội sẽ trực tiếp xua đuổi, hoặc cùng nhau thả câu, lưới… dài hàng chục hải lý trên lãnh hải chúng ta để ngăn cản, đồng thời thông báo với lực lượng chức năng trong bờ để có sự can thiệp kịp thời… Ngư đội Trường Sa còn tích cực tham gia xua đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải Việt Nam, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc”.
Nhưng liệu có “chất thêm củi” lên vai những ngư dân tay không tấc sắt để họ phải đối mặt với tàu to, súng lớn, thế mạnh?
Còn nhớ tại nghị trường tháng 10-2009, Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Quốc  phòng Quốc hội Lê Quang Bình từng phát biểu: “Dân quân tự vệ biển sẽ được trang bị súng, công cụ hỗ trợ để có thể tự vệ được khi bị tấn công. Đây là lực lượng nòng cốt giúp người dân khi ra biển, xác định đâu là vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”. Dù ông Bình khẳng định dân quân tự vệ “để bảo vệ ngư dân, quyền lợi và chủ quyền của Việt Nam chứ không nhằm để chống lại bất cứ ai”, nhưng chính vấn đề trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ cho dân quân tự vệ biển đã khiến nhiều đại biểu QH e ngại khi cho rằng đây là vấn đề rất hệ trọng.
Trả lời phỏng vấn VietNamNet ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN,  Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên nhấn mạnh sẽ không có việc trang bị vũ khí cho lực lượng dân quân tự vệ biển trong điều kiện sinh hoạt sản xuất bình thường. “Trong thời bình, lực lượng dân quân tự vệ biển vừa hoạt động sản xuất, vừa có thể tham gia vào các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển hay tham gia các hoạt động khác khi Nhà nước yêu cầu. Chỉ khi có chiến tranh xảy ra, ta trang bị vũ khí thì họ mới trở thành lực lượng chiến đấu”, tướng Nghiên nói.
Ở Đà Nẵng, trong 4 năm thực hiện đề án xây dựng lực lượng “Dân quân tự vệ biển” gắn với hoạt động tàu thuyền, dù lực lượng trên cả 3 tuyến khơi, tuyến lộng và tuyến gần bờ đã lên tới  250 người. Tuy nhiên, lực lượng này hầu như chỉ tham gia cứu hộ cứu nạn, phòng, chống, bão lũ giảm nhẹ thiên tai.
Những ngư dân hàng ngày vẫn ra khơi vào lộng, kiên trì đến dũng cảm bám biển trong hoàn cảnh, rất phổ biến, bị các tàu Trung Quốc đâm húc, bị người Trung Quốc đánh đập, cướp phá, bắt giữ, tống tiền. Dù đôi khi việc ra khơi, bám biển chỉ thuần túy là chuyện áo cơm, nhưng sự xuất hiện của họ, không còn nghi ngờ gì nữa, như một thứ sứ mệnh truyền từ đời này sang đời khác, có ý nghĩa như những “cột mốc di động trên biển”.
Những “sói biển”, những “cột mốc” đó cần phải được bảo vệ. Nhưng không chỉ bằng những yêu cầu suông. Không chỉ bằng hơn yến gạo, đôi triệu đồng cầm hơi. Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những “hành động hải tặc”, bằng cách đẩy những người tay không tấc sắt- phải đứng mũi “xua đuổi”, “ngăn cản” những con tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là “tàu lạ”.


  1. Thế “cụ Lý”, “cụ Đinh” đâu rồi bác Tuấn?

    • Có lẽ chỉ có giá trị trưng bày thôi bác ạ!

      • Việt Gian

        Theo như em thấy thì cứ điều các cụ Đinh, Lý tuần tra trong vùng biển chủ quyền của mình xem thử bọn tàu lạ có dám bắt ngư dân mình nữa hay không, đây mới đúng là chức năng của quân đội là bảo vệ chủ quyền đất nước và bảo vệ nhân dân đó.

  2. Vượng

    Thời xưa, khi xung trận bao giờ tướng cũng đi đầu, xông pha, quân theo sau. Nhưng nay,người dân bị đẩy lên tiền tuyến, còn những người khác (!!!) theo sau. Đã có sự thay đổi về chiến thuật quân sự chăng?

  3. Vượng

    Ngư dân Việt trên biển: “cột mốc” di động hay “mục tiêu” di động?

  4. @Vượng: Với trường hợp này, có lẽ “mục tiêu” thì đúng hơn

  5. phuongnam

    Sao khó còm vào trang của bác vậy bác Tuấn ơi

  6. Quốc Thiều

    Xin cảm ơn nhà báo Đào Tuấn với những tình yêu cho Quốc gia Dân tộc. Mong ông luôn mạnh khỏe và giữ vững chí khí của một người con đất Việt biết thể hiện lòng yêu nước.
    Kính!

  7. CP

    Lưỡi bò đã liếm đến đít cà mau rồi ạ.

  8. Củ từ lông

    Cứ dân giàu nước mạnh , tiền nhiều , lắm súng đạn ( thủ sẵn cả Vũ khí Hạt nhân ) thì chẳng bố con thằng nào dám hó hé gây chuyện cả .
    Còn nghèo thì hèn ,dĩ nhiên .Mẹ kiếp ,ở một đất nước “khó phát triển” như VN ta , thì cái sự giàu mạnh còn là giấc mơ dài dài .Cho nên có bị bóp mũi đá đít thì dẫu có tức cũng chỉ chửi thầm như thằng AQ rằng :nó đánh mình như đánh …con nó !!!

    • Nó đánh mình, cũng như đánh bố nó, bác Cú nhỉ!

      • CỦ TỪ LÔNG

        Không . Thằng AQ hèn một mới nói : nó đánh mình như đánh bố nó ! Chứ con cháu thằng AQ hèn mười thì phải nói :nó đánh mình như đánh …con nó !
        Thì đấy ,thằng cha Nguyễn Duy Chiến ,phó Chủ nhiệm UB Biên giới nó bảo TQ “múc ” VN vì “yêu cho roi cho vọt ” . Đúng kiểu lễ giáo nghiêm khắc bố dạy con từ ngày xưa nhé .
        Thể diện QG ở đâu , hả lũ người vô liêm sỉ ?

  9. Nhà nước chuẩn bị lại bật đèn xanh cho phép đám nhân sĩ trí thức Hà Nội biểu tình nhằm mượn hình ảnh của họ, gây áp lực với phía Trung Quốc để “bạn vàng” thả cho 21 ngư dân.
    Lần này thì đừng có dại mà làm con rối cho chúng giật dây. Lúc cần thì chúng mơn trớn vậy để mà biểu tình, lúc cần ngăn lại thì “lên xe bus”, đạp mặt, đấm đá sút vào đầu vào ngực, cho đi phục hồi nhân phẩm… Các bác phải nhớ kỹ là cái này, mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo rồi, còn được hay không thì nó sẽ lòi cái bản mặt hèn với giặc, ác với dân ra ngay. Nhớ kỹ nhé! Đừng có mà biểu tình phản đối… gì cả, chỉ cần tích cực đóng phí giao thông như anh Thăng nói là yêu nước, còn có bị Trung Quốc bắt thì ráng mà chịu

    • Phải phải, cứ đóng phí cho anh Thăng. Yêu nước thế cho nó lành

    • phuongnam

      Tui thì khác ý kiến với bác, lãnh đạo nhà nước ta hiện cũng như con rắn có nhiều đầu, lúc thì cái đầu này ngóc lên chỉ đạo, lúc thì cái đầu khác ngóc lên chỉ đạo

      Tùy theo thời điển, thời điểm nào mà cái đầu nào lên chỉ đạo việc chống Tàu đương nhiên dân ta nên ủng hộ, biểu tình chống Tàu vừa nuôi dưỡng tinh thần yêu nước và cũng góp phần với nhà nước gây áp lực lên bọn diều dâu của Tàu

    • @Phuongnam: Vì con rắn này nhiều đầu nên cần để chúng tự cắn xé nhau chứ dân mà cứ nghe theo đầu này thì đầu kia nó mổ chết.
      Có lẽ phải để dân khí như thời nhà Nguyễn, lính triều đình đánh nhau với quân Pháp mà dân chỉ kéo nhau ra xem, thậm chí đứng vỗ tay nữa. Có vậy chắc các lãnh đạo Việt Nam mới thích.

  10. Theo ông Trần Đình Thiên – viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương, đã đến lúc cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển kinh tế biển. “VN không thể tiến ra biển với “hạm đội thuyền thúng” và hành trang thời Mai An Tiêm. Để khẳng định chủ quyền biển thật sự, phải đầu tư cho ngư dân, phải có các hạm đội tàu lớn và các doanh nghiệp kinh tế biển mạnh” – ông Thiên nói.
    Tiến sĩ Nguyễn Nhã (Hội Khoa học kỹ thuật biển TP.HCM) cho rằng từ xa xưa, Quảng Ngãi có đội hùng binh Hoàng Sa đi đầu trong việc khẳng định chủ quyền, khai thác sản vật trên đại dương. Ngày nay, ngư dân Quảng Ngãi cũng vẫn tiên phong trên lĩnh vực đó. Dù “đi dễ khó về” nhưng ngư dân quyết không bỏ ngư trường truyền thống mà cha ông đã khẳng định.
    “Phải coi ngư dân như những dân binh, cấp lương thực thực phẩm cho họ đi biển trong vòng sáu tháng. Thuyền mất, Nhà nước thay thế bằng thuyền khác; khi họ tử nạn nơi biển khơi phải được công nhận là hi sinh vì chủ quyền biển đảo, đảm bảo quyền lợi và chế độ như thương binh, liệt sĩ. Có như vậy mới khuyến khích ngư dân bám biển, đấu tranh bảo vệ và khẳng định chủ quyền”

  11. Đình

    DS VƯƠN diều chế Vigara cho VN
    Uống thử 1 liều nhỏ thấy có vẻ được,nó có ngóc đầu len chút ít
    Cần HP Tiên lãng làm thêm Vigara mạnh hơn cho Đảng,liệt lâu quá hết xài được rồi

  12. Lũ này khi đàn áp dân ta thì chúng hung hăng dã man lắm, còn giặc tới thì chui váy vợ ngủ hết rồi à, nuôi lũ này như nuôi chó phản chủ

  1. 1 Đẩy sói ra biển? « Hãy dành thời gian

    […] Đào Tuấn blog Share this:StumbleUponDiggRedditTwitterEmailPrintFacebookTumblrLinkedInLike this:LikeBe the first […]

  2. 2 Tin thứ Tư, 04-04-2012 « BA SÀM

    […] Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng   –   (Diễn Đàn). – Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn). “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành […]

  3. 3 Điểm Tin Thứ Tư 04.04.2012 « TIN TỨC HÀNG NGÀY – Online

    […] Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn) – “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành động hải tặc’, bằng cách đẩy những người tay không tấc sắt – phải đứng mũi ‘xua đuổi’, ‘ngăn cản’ những con tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là ‘tàu lạ’. […]

  4. 4 -Đào Tuấn :Đẩy sói ra biển? « DINHTANPHAM – Thông tin nhiều chiều

    […]    Đaotuanblog […]

  5. 5 TIN NGÀY 04/04/2012 | Dahanhkhach's Blog

    […] Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn) – “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành động hải tặc’, bằng cách đẩy những người tay không tấc sắt – phải đứng mũi ‘xua đuổi’, ‘ngăn cản’ những con tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là ‘tàu lạ’. […]

  6. 6 Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 04-04-2012 | bahaidao

    […] Quyết: Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng   –   (Diễn Đàn).  – Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn). “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành […]

  7. 7 Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 04-04-2012 « doithoaionline

    […] Quyết: Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng   –   (Diễn Đàn).  – Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn). “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành […]

  8. 8 Tin thứ Tư, 04-04-2012 | Dahanhkhach's Blog

    […] Quyết: Chung quanh các ngư dân, những bài học hy vọng   –   (Diễn Đàn).  – Đẩy sói ra biển? (Đào Tuấn). “Và nhất là không thể bảo vệ ngư dân chống lại những ‘hành […]

  9. 9 Nếu Việt Nam cứng rắn thì Trung Quốc không dễ nuốt đảo biển của mình « Hoàngquang’s Blog

    […] BVN Các nước Ðông Nam Á, Trung Quốc chia rẽ tại Hội nghị ASEAN Đào Tuấn Đẩy sói ra biển? RFI Nhiều tổ chức xã hội dân sự tẩy chay đối thoại với các lãnh đạo […]

  10. 10 Đẩy sói ra biển? « Chau Xuan Nguyen & all posts

    […] tàu sắt mà đến quốc tịch của chúng cũng chỉ dám nói thầm là “tàu lạ”. Đào Tuấn https://daotuanddk.wordpress.com/2012/04/03/d%E1%BA%A9y-soi-ra-bi%E1%BB%83n/ | 4.4.12 Share […]




Bình luận về bài viết này