May là anh sinh viên chưa dẫm phải… cái gì đó

Cái mùi “lạ”, thông qua cái mũi của một sinh viên khiến báo chí như phát rồ, khiến cả thủ đô phập phồng lo sợ, khiến dư luận cả nước hồi hộp theo dõi. Và tất nhiên, nông dân thì nín thở với hồi ức “những quả trứng”

Tháng 9-2009, nông dân miền Bắc “khóc ra máu” khi giá trứng gà trong chỉ một tuần giảm tới 40%, từ 2.000 đồng, xuống chỉ còn 1.200 đồng/quả. Tính ra, cứ mỗi quả trứng, nông dân lỗ đứt 400 đồng. Nhưng họ không thể “ngừng đẻ” dù “nỗi lo gà đẻ trứng” dày lên từng ngày theo những sọt trứng ế, bởi chi phí cho việc kìm gà đẻ còn lỗ hơn. Thôi thì cứ đẻ, lỗ 400 đồng còn hơn lỗ 1000 đồng. Nông dân sợ “báo”, sợ “bão”, sợ tin đồn thất thiệt hơn sợ dịch. Bấy giờ, cơ sự tệ còn hơn những mùa cúm. Trứng mùa dịch cũng còn bán “não hết ruột gan”- được 200 đồng/quả cho người nuôi ếch, nuôi cá. Còn bấy giờ, khi “báo” đưa tin trứng gà Tàu được tẩy trắng bằng Axit clohydrich biến thành trứng gà ta- dù là chuyện ở đâu đó cạnh Hà Nội, nhưng “bão tẩy chay” trứng gà xảy ra ở hàng loạt các tỉnh miền Bắc khiến nhiều trang trại cả tuần không bán được, dù chỉ 1 quả.
Mãi 4 tuần sau đó, UBND TP Hà Nội mới có văn bản chính thức phủ nhận thông tin “tẩy trứng Tàu thành trứng ta bằng axit”. 4 tuần cũng là quá đủ để “cơn bão tẩy chay” khiến nông dân điêu đứng. Chỉ hơn một năm sau đó, “cơn bão” tẩy chay trứng lại tái xuất hiện, cũng bắt đầu từ “báo” và cũng lại là tin đồn thất thiệt về công nghệ làm trứng gà giả từ Trung Quốc.
Không phải chỉ người nuôi gà dính bão. Trong 2 năm 2007-2008, nông dân nuôi bò sữa rơi vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất khi thông tin sữa Trung Quốc, sữa nhập khẩu nhiễm melamine tràn ngập trên báo chí Việt Nam. Khi người tiêu dùng đã “rùng mình” thì tất nhiên họ nhịn sữa luôn. Cho chắc.
Những “Cơn bão tẩy chay” của dư luận, bắt nguồn từ những bản tin theo thuyết âm mưu, dù đúng, dù sai trên “báo chí” thực sự đã “giết” nông dân không ít lần.
Sự thể này lại có dấu hiệu lặp lại khi trong suốt 3 ngày qua, đã có hàng chục bài báo rùm beng quanh chuyện “cái mũi” của một anh sinh viên quê quê lúa Thái Bình. Đại khái bạn anh này đi mua gạo, chắc không phải gạo Thái Bình- nhưng khi nấu cơm thì anh này ngửi thấy “mùi lạ” nồng nặc, đại khái như là mùi nilon. Báo chí, không thấy nói là đã ngửi, lập từng giật những cái tít đại loại “hoảng hồn (hoặc kinh hoàng) với gạo bốc mùi nhựa”, “Bộ Công thương “truy” gạo giả”, thậm chí có vẻ hình sự “Nghi án gạo giả ở Hà Nội”.
Trong “cơn bão tẩy chay trứng hồi năm 2009”, Hà Nội đã phải mất đến 4 tuần để làm một việc là cử một đoàn kiểm tra xuống…Đông Anh và ký một tờ giấy phủ nhận. Nhưng lần này thì ngược lại, họ ngay lập tức tuyên bố “Thông tin gạo giả là không xác thực” chỉ sau một cuộc kiểm tra cho có của Quản lý thị trường, một lực lượng không có chức năng giám định, thậm chí còn không đủ trình độ phân biệt gạo tẻ, gạo nếp.
Việc quá chậm chễ kiểm tra bao nhiêu lần khiến nông dân khốn khổ. Nhưng ngay lập tức mà một anh Quản lý thị trường có thể khẳng định như đúng rồi, ngược lại, cũng làm người tiêu dùng không biết đâu mà tin.
Tất nhiên, không phải dòng tin nào của báo chí cũng là tin đồn thất thiệt. Nhưng dòng tin nào, dù thất thiệt hay không đều gây ra “bão dư luận”. Nguyên nhân: Báo chí giờ quá hóng hớt với một chủ đề giờ đã quá nhạy cảm. Cơ quan quản lý thì hoặc quá vội vàng khi thậm chí không buồn kiểm tra đã khẳng định không có, không lo, không sợ. Còn người dân bây giờ quá thừa đa nghi vì quá sợ cách thức quản lý quá vô trách nhiệm của quá nhiều bộ ngành trước quá nhiều các loại thực phấm chứa quá nhiều chất độc hại.
Cái mùi, thông qua cái mũi của một sinh viên khiến cả thủ đô phập phồng lo sợ, khiến dư luận cả nước hồi hộp theo dõi. Và tất nhiên, nông dân thì nín thở với hồi ức “những quả trứng”. Nhưng liệu có nên đặt vấn đề gạo giả, có cần phải là “nghi án”- để lại “giết” nông dân thêm một lần nữa- với căn cứ duy nhất là cái mũi, mà cũng có thể là từ đôi mắt của một sinh viên?
Cũng may là anh chàng này chưa dẫm phải cái gì đó.


  1. demo

    Bài viết quá hay!

  2. CỦ CHUỐI

    Một bộ máy hoạt động mà chỉ nhăm nhăm ăn cắp (tham nhũng) làm giàu bằng thu lợi bất chính thì dĩ nhiên vô cảm với người lao động . Không tin ư , thử xin cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất hay xin cấp phép xây dựng nhà ở hoặc xin nhập hộ khẩu ở thành phố thì biết ngay tính ưu việt của chế độ ta thôi mà .
    Xin lỗi nhé , éođ có phong bì như ý các sếp thì chỉ có …chó làm . Ai cũng hiểu chỉ giả vờ không hiểu .Hoặc hiểu thì giả vờ không biết (bằng chứng đâu ? ) . Bi kịch thời nay là thế !

  3. phuongnam

    Đây cũng thể hiện sự vô trách nhiệm của cơ quan quản lý, khi bắt đầu có thông chỉ cần cử người xuống nhà anh SV lấy mẫu mang về tại Viện nông nghiệp xác minh và ra thông báo là xong, người bán gạo và người tiêu dùng không phải lo lắng trong một thời gian dài như vậy

    Nhưng cũng có thể họ cố ý để sự việc loan ra như vậy chăng để hướng dư luận vào đó, ít hoặc không quan tâm tới chủ đề khác

    Tuyên truyền là nghề của ta mà, so với các quốc gia khác thì ta có hẳn một Ban ở TW chuyên lo việc định hướng và tuyên truyền

  4. mình mua đất của 1 người dân và làm nhà ở từ năm 2002 ,năm 2004 phường cấp số nhà , năm 2005 quận cấp số mới nhà mình bắt đầu đi làm GCNQSDĐ ,cậu địa chính của phường nói chị nên nhờ dịch vụ chứ chị tự làm lâu lắm , mình bảo chị biết chữ đủ xài cho cái vụ làm giấy tờ , mà TPHCM thì mua bán giấy tờ tay,không tranh chấp với ai sao mà khó được .Vậy mà THỦ TỤC HÀNH CHÍNH hành hạ 3 năm với đủ hỉ nộ ái ố ,mình đỡ mất vài chục triệu thì xăng xe chạy bao ngày chắc cũng gần tới ,XH giờ nó thế dân nghèo chết cứ chết ,cứ đóng thuế để hàng tháng cán bộ lãnh lương chứ lương của cán bộ chẳng MẺ đi miếng nào

  5. cha ông mình bao đời là nông dân ,nhìn những đôi bàn chân lam lũ vất vả mà thương lắm , tại sao nhà nước không có chiến lược trồng cây gì ,nuôi con gì , có HTX những nghành nghề để hỗ trợ bà con nông dân về cây,con giống ,về KHKT, về thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm , có như vậy mới DÂN GIÀU NƯỚC MẠNH chứ,nhìn sang THÁI LAN thấy nghẹn ngào cho nông dân nước mình ,dân cứ như dứa trẻ chưa biết bơi đã bị đẩy ra biển lớn ,sóng lớn đánh chìm nước sâu chết duối biết bao giờ hết khổ đây, cả bộ máy cồng kềnh mà không phát huy được lợi thế về nông sản nước nhà , bao thương hiệu như : vú sữa lò rèn , bưởi năm roi, thanh long bình thuận đã chết tức tưởi vì những chiến lược nửa vời ,BAY CHẾT MẶC BAY TIỀN THẦY BỎ TÚI

  1. 1 Tin thứ Sáu, 06-04-2012 « BA SÀM

    […] Thông tin về gạo giả là không chính xác (VOV).  – May là anh sinh viên chưa dẫm phải… cái gì đó (Đào […]




Bình luận về bài viết này