Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội?

Liệu mô hình Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên quyền quyết định của cơ quan dân cử là QH khi về mặt pháp lý QH mới có thẩm quyền tối cao trong việc quyết định đến các chính sách chiến lược, dự án vĩ mô liên quan đến quốc kế dân sinh?

Đề án tái lập Ban Kinh tế TƯ đã được trình chính thức tại Hội nghị BCH TƯ lần 6 đang diễn ra. Đây được kỳ vọng sẽ là một kênh tham mưu, thẩm định, cũng như giám sát đối với các chủ trương, chính sách, dự án mang tính chiến lược. Nguyên Phó Trưởng Ban kinh tế TƯ Cao Sĩ Kiêm cho rằng:
Sự lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo toàn diện, trong đó kinh tế là trọng tâm. Đảng phải có những cơ quan tham mưu chiến lược giúp hoạch định về kinh tế, cũng như thẩm định chính sách, cơ chế cụ thể mà cơ quan điều hành trình lên, và sau đó, có trách nhiệm giám sát việc thực hiện. 3 nội dung mà Ban Kinh tế TƯ cần thực hiện sẽ giúp để Đảng có thể thực hiện quyền lãnh đạo toàn diện. Vừa rồi, chúng ta tinh giảm bộ máy, rút gọn đầu mối nên đã sáp nhập Ban Kinh tế TƯ vào Văn phòng TƯ. Sau 5 năm, nhiều tồn tại đã bộc lộ khi mà cả 3 vai trò tham mưu, thẩm định, giám sát, đều không thực hiện được ở Văn phòng TƯ và vì thế sinh ra nhiều bất cập trong chỉ đạo kinh tế, ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng. Đây là một trong những lý do cho việc tái lập Ban Kinh tế TƯ. Việc tái lập là một yêu cầu và theo tôi biết, đã được Bộ Chính trị, BCH TƯ thống nhất rất cao và đã thông qua về chủ trương.
PV: Ông có thể nói rõ những tồn tại bất cập đó là gì?
Ông Cao Sĩ Kiêm: Điều này không khó để nhận ra. Ví dụ các chủ trương về kinh tế chưa chuẩn xác, việc giám sát thực hiện chưa được chặt chẽ, nên xảy ra mất mát, tồn tại, xảy ra những vấn đề lộn xộn, khó sửa chữa mà hậu quả cần phải có thời gian rất dài để khắc phục.
PV: Thưa ông, Ban Kinh tế TƯ cần được tổ chức thế nào để chức năng không chồng chéo lên phía chính quyền?
Ông Cao Sĩ Kiêm: Ban Kinh tế TƯ cần được tổ chức như một cơ quan tham mưu cấp chiến lược, có trách nhiệm chủ yếu là thẩm tra các chính sách, các nghị quyết về kinh tế, các dự án lớn của Chính phủ. Yêu cầu thứ 2 là cần có một đội ngũ chuyên gia có tầm, có trình độ, có kiến thức, có kinh nghiệm thực tiễn. Cái tầm, thậm chí phải cao hơn người làm chính sách. Tất nhiên, việc quy tụ không phải là tạo ra thêm một bộ máy cồng kềnh, nhưng cần có cách tập hợp trí tuệ của họ. Lề lối làm việc của Ban cũng cần quy định để không dẫm chân nhau, không chồng chéo lên phía chính quyền. Và quan trọng là lãnh đạo Ban Kinh tế TƯ cần ít nhất 1 Ủy viên Bộ Chính trị.
PV: Thưa ông, liệu mô hình Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên quyền quyết định của cơ quan dân cử là Quốc hội khi QH có thẩm quyền tối cao trong việc quyết định đến các chính sách chiến lược, dự án vĩ mô liên quan đến quốc kế dân sinh? Hoặc của các cơ quan nghiên cứu chiến lược của Chính phủ?
Ông Cao Sĩ Kiêm: Ban Kinh tế TƯ là mô hình không phải là mới ở Việt Nam. Thực tiễn hoạt động của ban Kinh tế TƯ trước đây cho thấy không có sự chồng chéo với các chức năng của cơ quan lập pháp. Ban Kinh tế TƯ chỉ là cơ quan tham mưu, tư vấn, cho cả TƯ Đảng, cho cả QH, và quyết định vẫn là BCT, là QH.
Chẳng hạn với các chính sách phát triển về điện, năng lượng, về đường sắt cao tốc, về sáp nhập Hà Nội, về phát triển hệ thống thủy lợi hay các dự án dài hạn về kinh tế như ngành đóng tàu…trước khi Đảng, Quốc hội quyết định thì cơ quan này sẽ thẩm định trước.
Còn việc có xung đột với các cơ quan nghiên cứu của Chính phủ hay không, theo tôi, câu trả lời cũng là không. Các cơ quan nghiên cứu chính sách, cơ quan thẩm định nhà nước thuộc Chính phủ sẽ thẩm định sâu về chuyên môn. Trong khi đó, Ban Kinh tế TƯ sẽ thẩm định về quan điểm đường lối đối với các chỉ tiêu vĩ mô. Ví dụ chủ trương đường sắt cao tốc, điện hạt nhân… Ban Kinh tế TƯ có thể tham gia thẩm định dưới giác độ gắn với các nghị quyết của đại hội Đảng, gắn với các kế hoạch 5-10 năm.
Tôi cho rằng có thêm một cơ quan tham mưu, thẩm định, đồng thời giám sát sẽ giúp Bộ Chính trị, BCH TƯ có thêm một kênh thẩm định trước khi quyết định các chính sách liên quan đến nền kinh tế và cuộc sống của hàng chục triệu người dân. Điều đó thực ra là có lợi cho người dân, cho nền kinh tế.
Xin trân trọng cảm ơn ông


  1. montaukmosquito

    Tuyệt đối không . Họ dẫm lên đầu chứ không dẫm lên chân Quốc hội . Hay đúng hơn, nhiệm vụ của Quốc hội là tấm thảm chùi chân của Đảng, lộn, chùi gót giày . Đảng viên bây giờ không còn đi chân đất nữa .

  1. 1 Chủ nhật, (14/10/2012) | Bồ câu đen

    […] – Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội? (ĐT). Xử lý nghiêm những sai phạm trong thực hiện chế độ, chính sách ở Quảng Nam (ND). 100.000 chữ ký cho chiến dịch “Triệu con tim, Một tiếng nói” (CCT). […]

  2. 2 Tin ngày 14/10/2012 – Kết thúc Hội nghị TW6 | Dahanhkhach's Blog

    […] “triều đình” sớm nhất đến quý độc giả. Kính mong quý vị đón xem. – Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội? (ĐT). Xử lý nghiêm những sai phạm trong thực hiện chế độ, chính sách ở […]

  3. 3 TTXVA | Điểm Tin Chủ Nhật 14/10/2012

    […] Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội? Source: daotuanddk | 2012-10-13 […]

  4. 4 TIN TỨC HÀNG NGÀY – ONLINE : ĐIỂM TIN CHỦ NHẬT 14-10-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

    […] Ban Kinh tế TƯ có dẫm chân lên Quốc hội? (ĐT). Xử lý nghiêm những sai phạm trong thực hiện chế độ, chính sách ở […]




Bình luận về bài viết này