Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật.

1Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự

Năm 2007, lần đầu tiên một đại biểu QH Việt Nam mở blog. Thật tréo ngoe, đó chính là ĐBQH Dương Trung Quốc, người vừa đóng vai trò “nạn nhân” cho vụ “tấn công cá nhân”, bằng blog, của ĐBQH Hoàng Hữu Phước.
Bấy giờ, blogger Quốc Xưa Nay bày tỏ: Nếu blog của họ (một chính trị gia) có những điểm tích cực, họ có thể dùng nó để xây dựng hình ảnh, vận động tranh cử, truyền thông điệp tới người dân theo cách gần gũi hơn so với những bài phát biểu trước Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của một tờ báo rằng: “Thế giới blog rất hỗn loạn. Thêm vào đó là tính nặc danh của môi trường internet. Đôi khi nhờ một cái nick ảo, người ta có thể bình luận thoải mái những gì mình thích, kể cả văng bậy… ?”. Vị ĐBQH lừng danh, người thứ nhì mang máy tính vào nghị trường, đáp: “Không, đó chính là môi trường để mình rèn luyện những phẩm chất cần có, có được một bản lĩnh để chấp nhận. Đối với một chính khách, theo tôi, điều đó rất quan trọng”.
Với việc mở blog, nghị sĩ nổi tiếng bày tỏ: “tôi chỉ muốn có một chỗ để đưa tất cả những gì mình viết vào để chia sẻ, để giới trẻ có thể bình luận, bình phẩm”.
Chỉ ít lâu sau đó, blog Quốc Xưa Nay đóng cửa. Ông Quốc cũng không có những bài bình luận mang tính chất cá nhân, dù trên nghị trường, ông vẫn là một trong số các vị ĐBQH thẳng thắn, không, phải gọi là “khảng khái”.
Để đánh giá một đại biểu dân cử, có lẽ không gì sinh động hơn câu “dân gian thời @”: “Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”.
Blog, nói cho cùng, là nơi người ta bày tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề của cuộc sống, của xã hội, và trách nhiệm hơn, là đối với những vấn đề của quốc gia, của dân tộc.
Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.
Việc bày tỏ thẳng thắn quan điểm, dù phù hợp hay không, ít nhất cũng cho thấy một điểm tích cực: Ông là người đầu tiên dùng blog để bày tỏ chính kiến cá nhân. Điều này còn xa lạ, nhưng rất cần thiết. Cũng không ngẫu nhiên, một blogger đã bình luận tuyệt vời rằng: Khi nói lời xin lỗi về entry “tứ đại ngu”, ông Phước ít nhất đã không đổ lỗi cho “cô đánh máy”.
Có người đã nói về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH của ông Phước. Có luật sư đã nói về một “dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Nhưng rõ ràng, việc các ĐBQH bày tỏ quan điểm qua blog cá nhân, tranh luận thẳng thắn với các quan điểm khác, là có lợi cho cử tri, cho nhân dân, để ít nhất cử tri biết được vị ĐBQH đó có “gật” không, và “gật” cho ai.
Xuân thu nhị kỳ, mỗi kỳ họp QH kéo dài cả tháng với trên dưới 50-60 phiên họp. Nhưng không khó để cử tri nhận ra là có những vị ĐBQH không bao giờ bộc lộ quan điểm, thậm chí, có những vị cả kỳ họp, nếu như không nói cả khóa, không hề phát biểu. ĐBQH Nguyễn Lân Dũng có lần giải thích sự im tiếng đó là do “Trình độ hạn chế, hoặc do thái độ tự ty”. Có thể là do thiếu một chữ “dũng” cần thiết nữa. Nhưng do gì thì cử tri cũng không thể biết, với sự im lặng đó, họ đại diện cho ai.
Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật.


  1. DUNGKC17

    Nhưng với ông PHP thì đây không phải là một cuộc tranh luận “thẳng thắn”, và cũng càng không” có lợi” cho bất cứ một ai trong số các cử tri đã bầu ông..Bởi thế khi ông Đào Tuấn cổ súy cho ông PHP ” đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng.”, thì đó lại thêm một sai lầm lớn đấy ông Đào Tuấn ạ!

    • Có thể bác quá ghét nghị Phước mà không nhận thấy rằng quyền được nêu ý kiến là có lợi cho dân chúng. Bác thử nghĩ ngược lại, nếu bác và Đào Tuấn phản biện lại 4 vấn đề của nghị Phước mà bị quy chụp thế thì sẽ ra sao! Trân trọng!

      • DUNGKC17

        Đồng ý là có “quyền được nêu ý kiến”, nhưng cái cách nêu ý kiến như ông HHP đã làm ấy, Anh Tuấn thử xem “văn hóa ứng xử” của ông ở cấp độ nào? Không phải ngẫu nhiên mà bạn đọc phản ứng …Cám ơn Anh đã trả lời

    • Với tư cách là công dân thôi chứ chưa nói đến tư cách là đại biểu quốc hội thì đương nhiên quyền được phát biểu, quyền được nói phải được tôn trọng. Nhất thiết thế! Ấy là nói về cái cơ bản, cái phổ quát. Đi vào chi tiết, thì sau khi phát biểu được đưa ra thì căn cứ vào nôi dung thông tin đúng hay sai, chúng ta sau khi đã nghe đều có quyền lên tiếng ủng hộ hay phản bác.
      Ông Phước sai ở cái chi tiết, cái nội dung mà ông ấy đưa ra và do vậy bị phản đối quá trời, nhưng cái phổ quát là quyền nói của ông ấy chúng ta cần phải tôn trọng! Bên cạnh việc tôn trọng thì cần phải – như Đào Tuấn đã làm là… – khích lệ cái quyền đó. Đau khổ ở chỗ: Cái quyền mặc nhiên thì cứ mặc nhiên sao lại phải “khích lệ”??? Vì rõ là xưa nay quyền được nói mặc dù đã được hiến định nhưng người dân thường xuyên bị “đeo rọ vào mõm”. Nói, kể cả là nói đúng nhưng không trúng ý lãnh đạo là lập tức bị quy chụp nhẹ thì nói láo, nặng là tội tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, bôi nhọ, bịa đặt, nói xấu… chế độ và hình phạt có thể phải đi tù như chơi!!!
      Ví như cái chủ trương làm Bô xít chẳng hạn! Khi dân và trí thức đem ra bàn, cản thì bị chặn họng, khi chặn không xong về mặt dư luận thì được biến báo rằng thì đây là chủ trường lớn… chủ trương lớn của ai ấy nhỉ? của ai ấy nhỉ? Em không biết! Mà biết em cũng không dám cả gan như nhà anh Phước! Phán đúng sai chưa biết nhưng có thể: Tù! Thế đấy! “Canh bạc” chủ trương này đúng hay sai giờ có lẽ đã và đang bộc lộ và chính báo lề phải đã thông tin thừa nhận chứ không phải “bọn’ lề trái “phản động” thích “bôi nhọ”!!!
      Bô xít giờ có thể sắp hoặc đã thành Bô… cứt! Chỉ có điều vì dân không được nói, đám nghị gật hèn hạ hơn nhà anh Phước nên không dám nói, (nên) nói thấm, nói trộm (ai cho mà chả… phải trộm cái của chính mình!!!) và kẻ cần phải nghe không thèm nghe mà cái mùi thối của nó chắc chắn những người dân KHÔNG NÓI HOẶC NÓI TRỘM CHỨ KHÔNG PHẢI KẺ PHẢI NGHE mới là người phải ngửi!

  2. Lâm Phạm

    Kiểu bầu đại biểu Quốc hội mang tính hình thức, đối phó như hiện nay thì chắc chắn Nghị gật sẽ là đa số. Dân quá bất bình và rất chán, nhưng làm thế nào để thay đổi được, rất mong những việc làm tích cực của các nhà báo như Đào Tuấn.

  3. montaukmosquito

    Well, nếu nhìn từ một góc khác thì đây là dấu hiệu tốt; những ai phò chính quyền, kể cả những ông nghị, chỉ còn nước nói tục, chửi bậy và ngụy biện .

    Nếu ở một nước bình thường, thảm họa còn lớn hơn nếu xem loại người như nghị Phước là dấu hiệu phản biện . Nhưng Việt Nam hiện giờ đâu phải là một môi trường bình thường .

  4. Tôi hoàn toàn tán thành cách đặt vấn đề của chủ nhà: “Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật.”
    Nhưng ta cũng cần rạch ròi phân tích cái cách mở miệng (“công khai quan điểm cá nhân”) của nghị Phước xem sao, trước khi cho “đó là một tín hiệu tốt lành” (như ý kiến một blogger Việt kiều Mỹ)…

    1.- Nếu nghị Phước mở miệng (không ngậm miệng ăn tiền như nhiều nghị gật khác) mà chống lại cái xấu cái ác bênh vực người ngay, bênh vực người dân thấp cổ bé miệng (cử tri) đang bị lũ quan tham làm hại thì thật đáng khích lệ. Chứ mở miệng phun ra toàn nọc độc là những tư tưởng và ngôn ngữ xấu xa bệnh hoạn nhằm chống lại xu thế đi lên của xã hội trong quá trình hội nhập thì chẳng thà “dựa cột mà nghe” có khi lại hơn chăng?

    2.- Trên cả diễn đàn lẫn trên blog cá nhân (mở), nghị Phước còn cuồng ngôn hợm mình mạt sát người ngay (như trường hợp chửi Huy Đức ở bài viết: Bức Tâm Thư Gửi Người Dân Việt “Thiệt” – Nhân Nghe Về Huy Đức – http://hhphuoc.blog.com/?p=121). Đặc biệt còn bợ đỡ nịnh nọt những kẻ có chức quyền (sâu mọt) đang đục khoét làm khổ dân, làm nghèo đất nước để ghi điểm. Thì sự mở miệng đó chỉ tổ làm nhiễu loạn để kẻ xấu lợi dụng để “đục nước béo cò” mà thôi!

  5. mutat

    Thực tế từ Blog của HHP cũng chẳng thể gọi là phản biện hay đấu tranh công khai cho minh bạch cái lợi ,cái hại cho nước cho DÂN.
    Vào trang bác Tuấn tôi cũng thích cách nghĩ của bác nhưng với HHP thì ông ta hơi bị …Tâm thần,tôi yêu còm của bác Trần Kẽm vì nó thực tế và ngay thẳng, các đại biểu QH của ta do cử là chính chứ dân đi bầu thì dù bác Tuấn hay rất nhiều phiếu gạch tên người không xứng đáng thì Tổ bầu cử họ sẽ bầu lại ngay tấp lự để quán triệt TẬP TRUNG DÂN CHỦ…Vì vậy cơ chế nó THỐI TỪ GỐC, ai vào QH cũng …Thối như thế.

  1. 1 Tin thứ Sáu, 22-02-2013 « BA SÀM

    […] Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật. […]

  2. 2 CHỈ CÓ THỂ LÀ THẢM HỌA NẾU QUỐC HỘI TOÀN NGHỊ GẬT | CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO

    […] Blog Đào Tuấn – Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự […]

  3. 3 TTXVA | Điểm tin Thứ Sáu 22/2/2013

    […] Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật. daotuan […]

  4. 4 Anhbasam điểm tin thứ Sáu, 22-02-2013 | doithoaionline

    […] Iraq, để nghị Phước có thêm cái chức “đại sứ Iraq” ghi vào lý lịch. – Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật (Đào Tuấn). – Khá khen thay đồng chí X … lại có cả kẻ ‘giả điên’ để […]

  5. 5 ***TIN NGÀY 22/2/2013 -Thứ Sáu « ttxcc6

    […] Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật. 21/02/2013 […]

  6. 6 Tin thứ Sáu, 22-02-2013 | Dahanhkhach's Blog

    […] Iraq, để nghị Phước có thêm cái chức “đại sứ Iraq” ghi vào lý lịch. – Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật (Đào Tuấn). – Khá khen thay đồng chí X … lại có cả kẻ ‘giả điên’ để […]

  7. 7 NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ SÁU 22-2-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

    […] Iraq, để nghị Phước có thêm cái chức “đại sứ Iraq” ghi vào lý lịch. – Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật (Đào Tuấn). – Khá khen thay đồng chí X … lại có cả kẻ ‘giả điên’ để […]

  8. 8 TTXVA | Điểm tin Thứ Bảy 23/2/2013

    […] Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật. Thu, Feb 21, 2013 […]




Bình luận về bài viết này