Giám đốc sở cười nhạo Bộ trưởng

Cái lắc đầu của Quảng Nam trước những gì “không chính quy”, giống như cái tát vào sự hiếu học của không ít sinh viên và giống với nụ cười nhạo báng những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình.

Ngày 26-3, trong phiên trả lời chất vấn tại Ủy ban TVQH, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trả lời rất dõng dạc: Chúng tôi không phân biệt trong loại hình đào tạo khi tuyển dụng.
5 tháng sau ngày Bộ trưởng trả lời trong phiên tường thuật trực tiếp, ngày hôm qua, Sở Nội vụ Quảng Nam ra thông báo dấu đỏ khẳng định như đinh đóng cột: Các đối tượng dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp chính quy từ trung cấp trở lên. À, thế là ở Quảng Nam, đại học tại chức không bằng trung cấp chính quy. Và dòng thông báo của Giám đốc Sở Nội vụ, giống như cái tát vào sự hiếu học của không ít sinh viên và giống với nụ cười nhạo báng những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình.
Điều đáng nói, Quảng Nam không phải là địa phương đầu tiên “thực hiện chỉ đạo của tỉnh ủy” đưa ra phân biệt mang tính chất ruồng bỏ các bằng cấp “phi chính quy”. Trước đó, Đà Nẵng “đóng sầm cánh cửa” trước mũi hàng ngàn sinh viên tại chức. Hải Dương “nói không” với tại chức, dân lập. Nam Định xếp không chính quy vào “hàng xã”.
Sự thể vẫn chưa dừng lại ở đây, một vị tiến sĩ từng đảm nhiệm cương vị Vụ trưởng một vụ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, lại từng tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng Chiến lược quốc gia về nhân tài, có lần đăng đàn khẳng định việc chỉ tuyển những sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy “không có nghĩa là họ bác bỏ bằng cấp các trường khác mà chỉ bao hàm ý nghĩa là công việc đó, lĩnh vực đó cần một ứng viên đáp ứng một số điều kiện nhất định”. Thậm chí ông còn cho đó là: Quyền của nhà tuyển dụng”, là “Không có gì trái luật” và địa phương chỉ tuyển những sinh viên tốt nghiệp hệ chính quy là “thức tỉnh rất sớm”.
Đây có lẽ là lời khuyên cho 80.000 sinh viên vừa trượt các trường chính quy trong kỳ thi vừa rồi. Họ nên về quê cày ruộng, thay vì theo đuổi sự học ở những hệ “không chính quy” để rồi nhận được những ánh nhìn ghẻ lạnh của Đà Nẵng, của Quảng Nam, của Hải Dương, của Nam Định.
Đành rằng giáo dục dân lập, giáo dục tại chức, giáo dục từ xa đã, đang, và vẫn cần phải đặt những dấu hỏi lớn về chất lượng giáo dục. Nhưng đó là câu hỏi dành cho Bộ Giáo dục, cho Bộ Nội vụ- cho những người giáo dục và người tuyển dụng, chứ không phải dành cho những nạn nhân của sự bất nhất trong việc ban hành và thực hiện chính sách. Ủy viên Bộ chính trị Phạm Quang Nghị, trong buổi giao lưu với học sinh, sinh viên thủ đô ngày 23-10-2011 đã phát biểu việc “nói không với tại chức, dân lập” là “Oan’ cho những người học có chất lượng ở chính những ngôi trường đó”. Bởi thực ra, chất lượng giáo dục không phụ thuộc vào loại hình, vào ngôi trường, mà phụ thuộc vào năng lực và ý thức của người đi học.
Có thể nói không ngoa rằng việc nói không với những loại hình đào tạo “phi chính thức” đang chỉ chứng tỏ căn bệnh bằng cấp trong tư duy của những người có thẩm quyền trong hệ thống cơ quan nhà nước. Bởi ngay một tấm bằng chính quy nhiều khi được tạo dựng bằng tiền. Và không phải tấm bằng chính quy nào cũng đồng nghĩa với chất lượng.
Nếu nói về một “sự thức tỉnh” như lời vị tiến sĩ nọ, thì việc tuyển dụng thức tỉnh mang trước hết phải căn cứ vào con người cụ thể và khả năng hoàn thành công việc của mình, chứ không phải chỉ chăm chắm đến việc họ “Chính quy” hay “Không chính quy”. Bởi hơn hết, sự phân biệt này chính là sự tẩy chay những gì không thuộc về “chính quy”, trong trường hợp này, có thể hiểu là những gì không thuộc về “quốc doanh”.


  1. Như thế các địa phương sẽ không tuyển dụng cả đại tướng, uỷ bộ chánh trị trung ương đảng, bộ trưởng công an Trần Đại Quang. Ng cái bằng cơ bản đại học an ninh của ông cũng là bằng tại chức mà. Nhưng ổng cũng chẳng có lo, bằng tại chức mà cũng chạy được bằng tấn sỹ tại chức, lo gì mà chẳng được tuyển ‘ tại chức ‘ hề hề

  2. Lê Quang

    Tác giả bài này chắc học tại chức rồi. Tôi là người trong ngành nên biết chắc không quá 1% những người học tại chức là có học thực sự. Người mua có quyền từ chối hàng giỏm, kém chất lượng, đó là lẽ đương nhiên.

    • tran hung

      Vấn đề chất lượng kém của sinh viên, học viên đã tốt nghiệp các trường, các loại hình đào tạo như:tại chức, từ xa, thậm chí chính quy là trách nhiệm không thể chối bỏ của Bộ GD&ĐT, các trường ĐH, các cơ sở liên doanh, liên kết đào tạo. Chỉ một câu hỏi: tại sao không quản chặt chất lượng đầu ra thôi đã hé mở phần nào hiện tượng tiêu cực”mua thì bán, bán thì mua”.
      Lê Quang công tác trong ngành tổ chức nhà nước hay GD&ĐT? Nếu trong ngành GD&ĐT thì đã có lần từng bán lương tâm, danh dự và trách nhiệm để rồi lý giải rằng vì thương học sinh chưa? Số liệu mà LQ khẳng định dựa trên kết quả khảo sát, điều tra, tổng kết của cá nhân, tổ chức nào?
      Tặng cho LQ tên 03 VBQPPL: Luật CB, CC(Hiệu lực 01/01/2010),Nghị định số: 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Thông tư số: 13/2010/TT-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2010 của BNV quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của NĐ 24 để LQ tìm hiểu cho rõ rồi hãy chém gió về quản lý, tuyển dụng công chức và nắm bắt được ý tứ của tác giả.

  3. Ỷ Lan

    Từ những năm 60 của thế kỷ trước đã có câu nói cửa miệng của sinh viên: “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” (!?) Câu nói đó tồn tai mãi cho đến bây giờ và thực trạng đào tạo tại chức của ngành giáo dục là như vậy. Những người học tại chức đã có chức vụ trong cơ quan công quyền, họ chỉ cần cái bằng để giữ chỗ đứng và tìm cơ hội thăng tiến. Họ chỉ cần bỏ tiền mua bằng chứ không cần học vì họ đã có chỗ dựa, đã nằm trong bộ khung, đã trong diện cán bộ nguồn, đã là hạt giống đỏ. Những người học tại chức đang có việc làm trong doanh nghiệp, hoăc chưa tìm được việc làm, họ cần kiến thức để tiếp tục công việc tốt hơn hoặc tìm việc làm để kiếm sống Họ phải học thực sự. Xin đừng liệt họ vào hạng “ngu như tại chức”.
    Quy định không tuyển dụng (công chức) những người tốt nghiệp đại học tại chức xảy ra một số tỉnh, thành trong bối cảnh đào tạo đại học như hiện nay là sáng suốt, có trách nhiệm với dân. Chắc chắn ở các tỉnh, thành này các vị quyền cao chức trọng không có bằng đại học tại chức. Không tuyển dụng công chức với những người được đào tạo đại học tại chức phản ánh một thực tế mà Ngài bộ trưởng giáo dục phải xem xét lại: chất lượng sinh viên tốt nghiệp tại chức có vấn đề!

  4. lu

    Ông Thăng chỉ mỉm cười đáp lại(nhưng hãy đợi đấy!)
    Cả nước chửi cón không ăn thua,huống hồ cái cười đểu,đề nghị các chuyên gia nên nghiên cứu chất liệu bộ da mặt của ông thăng,nếu thành công,sẽ cứu được các công trình giao thông chất lượng tồi của ông thăng

  5. Ẩn danh

    Nếu muốn mọi người tôn trọng mình thì hãy học hành, thi cử đàng hoàng. Điều đó không ai cấm bạn thi vào trường chính quy cả, còn các hình thức đào tạo khác đã rõ ràng có chất lượng quá kém.

  6. chinhquy@yahoo.com

    Điều này thì bác Tuấn không thuyết phục được em. Em khẳng định 100% bọn đi học tại chức chẳng học hành nên đầu nên đũa, mà chúng chỉ cốt học lấy bằng cấp để hợp lý hóa yêu cầu tuyển dụng CBCC mà thôi. Bằng Tại chức chất lượng 100% như giấy lộn vì chất lượng dạy và học của hệ này tồi hết chỗ nói. Tóm lại là chỉ cần tiền là cả thày và trò đều hài lòng đạt được cái mình có. Thế là xong. Tha hồ trốn học, thuê người học( giá bây giờ khoảng 50 ngàn VNĐ một buổi sáng hoặc chiều). Thày bà đến khách sạn nghỉ, đến giờ lên lớp cực kỳ đại khái qua loa rồi nhận phong bì là về nhà. Thế đấy!
    Nên em nhiệt liệt hoan nghênh các Tỉnh, Thành nói KHÔNG với Bằng Tại chức, chuyên tu…

  7. NGUYỆT MINH

    Các cháu thi trượt và gia đình các cháu!
    DEDuwngf đeo đuổi văn bằng làm gì,sớm kiếm một nghề.Các cụ nói:Nhất nghệ tinh.Nhất thân vinh!Câu này đúng lắm:Có nghề vững(kể cả nghề lừa đảo),có nhiều tiền sẽ mua được quyền,được chức,được bằng cấp…

    Tuy chỉ là TIẾN SỸ GIẤY nhưng có bằng cũng “vinh hiển ” rồi!
    %,6 năm theo đuổi học hành KHÔNG CHÍNH QUY rồi chẳng thằng chó nào tuyển,thật phí cơm!

  8. @Lê Quang: Tôi là người tốt nghiệp ĐH hệ chính quy, tập chung dài hạn. Tôi cũng là người không miệt thị những người không chính quy như mình. Bởi năng lực, trình độ con người không phải quyết định bởi tấm bằng chính quy hay phi chính quy.
    @ Ỷ Lan. Đáng lẽ bạn nên đặt vấn đề với ông Phạm Vũ Luận và những bộ trưởng tiền nhiệm. Chứ không phải với những người “phi chính quy” mà tôi biết rất nhiều trường hợp vì hoàn cảnh, điều kiện không thể theo học chính quy dài hạn tập chung
    Khách vs Chinhquy@yahoo.com
    Tôi vẫn muốn nói rằng trong một nhà nước pháp quyền, hoặc tưởng mình pháp quyền, hoặc pháp quyền trên lý thuyết, hoặc đang hướng tới pháp quyền thực sự thì không có lý do nào có thể bác bỏ một loại văn bằng được triện đỏ quốc gia công nhận- dù tấm bằng đó thuộc loại hình đào tạo nào. Vấn đề là ở chất lượng, năng lực con người, chứ không phải cái bằng mà họ có.
    Nếu bạn vì hoàn cảnh gia đình phải đi làm kiếm tiền sớm, và sau đó đêm đêm học tại chức để thỏa khát vọng học hành thì bạn sẽ thấy việc nói không với chuyên tu tại chức là công bằng? Hay là giống với việc bạn bị lừa đảo, bị sỉ nhục?

  9. Mai Minh Tuấn

    Gửi bác Đào Tuấn – tập trung chứ không phải tập chung dài hạn đâu !

  1. 1 Đào Tuấn : Giám đốc sở cười nhạo Bộ trưởng « 01xi's Blog

    […] Nguồn daotuanddk […]

  2. 2 Bản Tin 12/08/2012: Ghi lại về cuộc họp ngày 7-8-2012 với lãnh đạo UBND TP HCM — Hà Nội trong mắt người trí thức: Trò chuyện với Giáo sư Nguyễn Huệ Chi — Nhớ bác Trần Độ — Trung Quốc kích

    […] +Giám đốc sở cười nhạo Bộ trưởng (Đào Tuấn):Cái lắc đầu của Quảng Nam trước những gì “không chính quy”, giống như cái tát vào sự hiếu học của không ít sinh viên và giống với nụ cười nhạo báng những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình. […]

  3. 3 Tin ngày 13/8/2012 | Dahanhkhach's Blog

    […] Giám đốc sở cười nhạo Bộ trưởng (Đào Tuấn) – Cái lắc đầu của Quảng Nam trước những gì “không chính quy”, giống như cái tát vào sự hiếu học của không ít sinh viên và giống với nụ cười nhạo báng những tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình. […]




Bình luận về bài viết này