Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ

“Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ?” – là câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt ra. Và ai cũng biết rằng, “đi chợ” chỉ là phần tối thiểu của cái mà người ta gọi là cuộc sống.

Ngày 17-11-2006, trước 13 nhà giáo nhân dân và 44 giáo sư, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Nguyễn Thiện Nhân đã trân trọng hứa: “Đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình”. Sau 6 năm, đến hôm qua, các nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với trên dưới 20 triệu người hưởng lương khác, có nguy cơ bị giá cả làm nhục khi Chính phủ xin khất việc tăng lương.
Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích lý do:“Do chưa cân đối được nguồn để cải cách tiền lương năm tới”. Những tính toán của Bộ Tài chính cho thấy nếu tăng lương từ 1.050 nghìn đồng lên 1.300 nghìn đồng, theo lộ trình từ ngày 1-5-2013, ngân sách dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 60 nghìn tỷ đồng. Những khó khăn trong nguồn thu 9 tháng đầu năm 2012 cho thấy chỉ tính riêng thu nội địa và thu cân đối xuất nhập khẩu đã giảm 25.500 tỷ đồng. Ngân sách đã không còn đủ tiền dù chỉ để làm cái việc thực chất là bù cho đà tăng giá. Nhưng rõ ràng, việc ngân sách cạn tiền không phải lỗi của người dân, những người hàng ngày vẫn “hoàn thành quyền và nghĩa vụ công dân” bằng hành động đóng thuế, phí, với một mức cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực, như báo cáo của Ủy ban Kinh tế. Và nói đến chuyện thuế vẫn cao, phí vẫn khủng, trong khi ngân sách thiếu tiền, thì không thể không đặt ra câu hỏi: Những đồng thuế, phí, nhiều và cao như thế đã đi đâu, đã được sử dụng thế nào mà để đến nỗi thiếu cả tiền bù đắp sự mất giá đồng nội tệ do lạm phát.
Còn nhớ hôm Thường vụ QH họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi một câu dân giã đúng với lòng dân: “Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ”. Ngày hôm qua, khi Bộ trưởng Vương Đình Huệ xin khất lương, không ít trong số 22 triệu người hưởng lương đã hỏi nhau, và tự hỏi mình, đúng y như cái câu mà Chủ tịch QH đã cắc cớ hỏi, cho dù, “đi chợ” chỉ là phần tối thiểu của cái mà người ta gọi là cuộc sống.
Một cách lạc quan, nhiều ý kiến cho rằng có thể không cần tăng lương, miễn là đừng tăng giá. Điều này đúng về lý thuyết. Nhưng thực tế thì đây là câu chuyện có thể xem là phi lý, bởi lương có thể không “đặng”, chứ giá thì không thể “đừng”. Những tính toán lạc quan cho thấy lạm phát năm nay sẽ vào khoảng 7-8%, sang năm cũng ngần đó. Và đó là thứ tính toán mà ĐBQH Trần Hoàng Ngân gọi là tính toán lý thuyết. Có nghĩa, thứ lạm phát đó có thể tăng vùn vụt ngay sau một trận bão, thậm chí ngay cả khi Trung đông “hắt hơi sổ mũi” khiến “điệp khúc lỗ” được các DN xăng dầu lấy làm cớ để ngân nga. Hoặc tệ hơn, khi ngành điện cất lời than thiếu vốn. Thế thì người dân lấy gì để bù vào đó, nếu như không được tăng lương?
Có người đã dùng từ “bức bách” đã chỉ về đời sống khó khăn của những người hưởng lương. Những người hưởng lương, trong phạm trù dân chúng nói chung, những người vốn chưa bao giờ thôi vị tha, chưa bao giờ thôi kiên nhẫn, sẵn sàng chia khó với nhà nước, nhưng chỉ khi ngân sách thực sự khó khăn. Chứ không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng tiền đáng lẽ bù đắp lạm phát cho dân lại được dùng để đầu tư vào một thứ chung chung nào đó. Bảo tàng 12.000 tỷ chẳng hạn.


  1. nguuyễn trung

    Quan chức nhà nước không sống bằng lương nên không cần tăng lương.

  2. rommey

    Cái lũ đĩ điếm hại dân hại nước ấy, rơm rớm mà chi, x ờ lờ mà chi, nói lời vuốt đuôi/ ve vãn (ko tăng lương lấy đâu tiền đi chợ) mà chi…… Đuổi cổ hết lũ chúng nó đi, cho Rommey sang đây làm lờ đờ

  3. gia tao

    như vậy các vị đã tự vã vào mồm mình rồi.cái bài tăng lương là các vị đặt ra các vj viết thành luật thành nghị quyết bây giờ hứng lên các vị tuyên bố không có tiền.thế thâm nhũng ,thất thoát nghìn tỷ này tỷ nọ thì tiền ở đâu.đứng là muốn nói gian làm quan mà nói

  4. tran hung

    Lòng tự trọng của con người chỉ được đánh thức bởi những gì xứng đáng, còn không thì dùng ngôn ngữ của một viên công an TP HCM, Bọ Lập kể một câu chuyện vui cho đỡ ngột ngạt:
    Tự trọng cái tự do!

  5. helenathuy

    “không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ”,câu nói của ơng chũ tịch quốc hội phát biể trong cuộc họp quốc hội .He he,một câu nói rất chợ búa trong phiên chợ chiều quốc hội .Anh Hói tưởng rằng mình phát biểu mang phong cách bình dân mà ko nghĩ rằng,trên cương vị CTQH thì nó thể hiện văn hóa lùn đến ti tiện .

  1. 1 Đào Tuấn – Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ | ixij

    […] Nguồn daotuanddk […]

  2. 2 Đào Tuấn – Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ « 01xi's Blog

    […] Nguồn daotuanddk […]

  3. 3 Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ « Hãy dành thời gian

    […] Theo Đào Tuấn blog […]

  4. 4 Tin thứ Tư, 24-10-2012 « BA SÀM

    […] Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ […]

  5. 5 TTXVA | Điểm Tin Thứ Tư 24/10/2012

    […] Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ Tue, Oct 23, 2012 […]

  6. 6 Tin thứ Tư, 24-10-2012 | Dahanhkhach's Blog

    […] (PN Today). “mang tiếng được tăng lương một mà vật giá tăng 3 thì sợ lắm”- Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ (Đào Tuấn). “… không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng […]

  7. 7 NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 23-10-2012 « Ngoclinhvugia's Blog

    […] (PN Today). “mang tiếng được tăng lương một mà vật giá tăng 3 thì sợ lắm”- Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ (Đào Tuấn). “… không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng […]

  8. 8 Anhbasam Điểm Tin thứ Tư, 24-10-2012 | bahaidao2

    […] (PN Today). “mang tiếng được tăng lương một mà vật giá tăng 3 thì sợ lắm”- Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ (Đào Tuấn). “… không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng […]

  9. 9 Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ | Chau Xuan Nguyen & all posts

    […] https://daotuanddk.wordpress.com/2012/10/23/khong-tang-luong-lay-tien-dau-di-cho/ […]

  10. 10 TTXVA | Điểm Tin Thứ Năm 25/10/2012

    […] Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ Tue, Oct 23, 2012 […]

  11. 11 Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin |

    […] Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà […]

  12. 12 Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin « Một góc nhìn khác

    […] đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với […]

  13. 13 Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin | Chau Xuan Nguyen & all posts

    […] đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn“nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với […]

  14. 14 Quốc Hội nóng chuyện Dương Chí Dũng, ‘bầu’ Kiên | Dahanhkhach's Blog

    […] đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với […]

  15. 15 Trương Duy Nhất: Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin « Chuyển Hóa

    […] đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với […]

  16. 16 Thủ tướng, quan oan, những món nợ, lời hứa & lòng tin « dantocao

    […] đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với […]

  17. 17 THỦ TƯỚNG, QUAN OAN, NHỮNG MÓN NỢ, LỜI HỨA & LÒNG TIN - Human Rights For Vietnam PAC

    […] đồng lương của mình”. Ông Nhân hứa điều này năm 2006. 6 năm sau, nói như nhà báo Đào Tuấn “nhà giáo chẳng những chưa sống được bằng lương mà có nguy cơ, cùng với […]




Bình luận về bài viết này