Quả bom và “cái cọc”

DauhoiNhìn từ quả bom 100 triệu chạy công chức ở Hà Nội, rõ ràng, Quảng Ninh là một sự thay đổi.

Có 2 bức ảnh, về hai nữ tân cấp phó (Tân Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông, Tân Trưởng Ban quản lý vịnh Hạ Long, cũng tương đương PGĐ sở) đã được đưa giản dị trên báo chí chiều qua. Giản dị ở chỗ, 2 nữ “tân PGĐ”, cũng mới chỉ cấp Phó giám đốc sở mà thôi. Nhưng sẽ không có gì quá lời nếu nói đó là một sự thay đổi mang tính cách mạng, khi mà câu chuyện thời sự nóng hổi về chuyện “chạy công chức ở HN”, sau bao nhiêu kỳ vọng, rút cục, là một số 0 tròn trĩnh. Sự thay đổi mang tính cách mạng ở Quảng Ninh thể hiện trên 3 khía cạnh: Sự công khai. Việc xóa bỏ tiền lệ “sống lâu lên lão làng”. Và về một hứa hẹn với những người tuổi trẻ tài năng, rằng, miễn là có trình độ và tâm huyết, họ sẽ có cơ hội để cống hiến.
Những thông tin từ Quảng Ninh chiều qua cho thấy, đối thủ lớn nhất của tân Phó BQL Vịnh Hạ Long chính là “cơ chế già lâu lên lão làng” khi đối thủ của chị là đương nhiệm Phó Ban, người có nhân thân là con rể của một vị từng là lãnh đạo cao nhất tỉnh. Việc nữ tân Trưởng BQL Vịnh vượt qua đối thủ, bất ngờ ngay chính đối với dư luận Quảng Ninh, những người ít nhất từ 67 năm nay nay luôn cho rằng, cuộc thi, cũng chỉ là “phù phép” mà thôi. Dấu hỏi, sự nghi ngờ của dư luận trước cuộc thi là có thật. Bởi theo lẽ thường, Phó trưởng Ban sẽ lên Trưởng Ban. Và những cuộc thi, dù luôn luôn bắt đầu bằng những hô hào, nghiêm túc, và kết thúc bằng những bài phát biểu “thành công, trung thực”, chỉ là sự hợp thức.
Không ngẫu nhiên, tân PGĐ Sở phát biểu với báo chí “Khi dự thi, tôi chỉ là trưởng một đơn vị cấp phòng, nếu theo quy trình trước đây chắc chắn còn một thời gian dài tôi mới có thể tiếp cận đến với chức danh lãnh đạo sở”.
Thế đấy, nói gì thì nói, cơ chế bất thành văn “già lâu lên lão làng” vẫn là thứ chi phối mọi hoạt động nhân sự, đúng với mọi cơ quan, mọi địa phương, mọi bộ ngành.
Phải nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên, tại một địa phương, hình thức thi tuyển được áp dụng đối với chức danh Phó Giám đốc Sở, và dư luận Quảng Ninh cho rằng, với sự có mặt của Bí thư tỉnh ủy, cũng từng là một vị tướng công an, ông Phạm Minh Chính, trong thành phần Ban giám khảo “ngay cả các thí sinh cũng tâm phục khẩu phục kết quả cuối cùng”.
Cũng có một chi tiết bối cảnh đáng chủ ý. Chỉ 2 tiếng sau cuộc thi, lúc 18h tối, một cuộc họp bào đã được tổ chức để công bố kết quả.
Có thể, sẽ còn có nhiều câu hỏi được đặt ra để trả lời cho những dấu hỏi trong tư duy dư luận. Nhưng xét một cách công bằng, cuộc thi ở Quảng Ninh đang mở ra một phương cách mới cho niềm tin của những người tuổi trẻ, có học vấn, có tâm huyết, ít nhất là về một sự công bằng, một sự vượt rào trong công tác cán bộ. Hoặc ít nhất, nó đóng vai trò cái cọc cho niềm tin dư luận.


  1. Bác Đào Tuấn ạ! Tôi mong những điều bác nói ở đây là đúng nhưng cũng phải thưa thêm với bác là như tôi chứng kiến và nhiều bạn bè làm ở các cơ quan nhà nước ở nhiều địa phương khác nhau hiện nay phụ nữ muốn lên chức đều phải rất xinh đẹp và sử dụng “vốn tự có” mới lên chức được.

  1. 1 Tin thứ Tư, 16-01-2013 « BA SÀM

    […] Quả bom và “cái cọc” […]

  2. 2 Tin thứ Tư, 16-01-2013 | Dahanhkhach's Blog

    […] Quả bom và “cái cọc” (Đào Tuấn). – Quy định mới về điều kiện thăng hạng viên chức […]

  3. 3 Anhbasam điểm tin thứ Tư, 16-01-2013 | bahaidao

    […] Quả bom và “cái cọc” (Đào Tuấn). – Quy định mới về điều kiện thăng hạng viên chức […]

  4. 4 NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ TƯ 16-1-2013 « Ngoclinhvugia's Blog

    […] Quả bom và “cái cọc” (Đào Tuấn). – Quy định mới về điều kiện thăng hạng viên chức […]

  5. 5 Lượm tin tức | Dahanhkhach's Blog

    […] Đào Tuấn […]




Bình luận về bài viết này