Giá như không phải nói giá như

banRất nhiều điều oái oăm đang cùng xảy ra. Và giá như chúng ta không bao giờ phải nói hai chữ giá như.

1 m3 nước giá 1 triệu đồng. Đây không phải là giá nước ở Trường Sa mà là ở Trần Văn Thời, ở U Minh, ở Thới Bình, Cà Mau. Thanh Niên cho biết ở những vùng này, nước ngọt thiếu trầm trọng và người dân phải “gồng mình” mua 1 m3 nước với giá 1 triệu đồng. Nếu cần có một hiện thực bi thảm, thì đó là việc “chết khát”, tất nhiên, mới là chỉ của những con vật, của những luống rau. Nếu cần có một sự chua xót thì đó là tâm sự của một người dân: “Chỉ cần có nước ngọt, có sạch hay không, có hợp vệ sinh hay không tôi không quan tâm. Nước ao đìa phèn đặc quánh, rửa mặt nước mắt chảy ròng, cay xè”.
Vâng, nước mắt chảy ròng, cay xè. Những giọt nước mắt có thể không phải chỉ vì nước mặn, và mà vì nỗi tủi phận làm người.
Giải pháp cho bà con là gì? Đang xin nguồn kinh phí. Bao giờ thì xong? Trời biết, đất biết, chỉ riêng ông Giám đốc Trung tâm nước sạch là không biết.
Trong khi đó, ở Quảng Nam, UBND tỉnh thống nhất “điều chỉnh” hạng mục sân khấu của dự án Nhà hát ngoài trời để kịp thi hợp xướng quốc tế. Kinh phí “điều chỉnh”: 5 tỷ. Điều chỉnh như thế nào? Như giá xăng, tất nhiên.
Trong vòng 15 ngày đầu tháng 4, 6 lao động Nghệ An, Hà Tĩnh hoặc “tử vong do bệnh tật, tai nạn lao động, thậm chí bị cướp, rồi bị giết, bị đẩy vào động mại dâm” khi xuất khẩu lao động tại Angola. Chưa hàng nghìn lao động khác đang phải chịu cảnh cơ cực, làm việc trong điều kiện vệ sinh an toàn lao động không đảm bảo, bị cảnh sát sở tại bắt vào các trại tị nạn.
Ngay bên bờ Sông Nhuệ, nhiều năm qua, hàng trăm người dân làng Gọc phải đánh cược tính mạng mình khi đu dây đi thuyền mỗi ngày. VietNamNet cho biết: Ngôi làng nhỏ nằm cách biệt với bên ngoài qua con sông Nhuệ, không có cầu. Trong khi đó, mọi nhu cầu thiết yếu, trường học, bệnh viện… đều ở bên kia bờ sông. Những người dân can trường và lũ trò nhỏ kiên nhẫn bẩm sinh phải qua sông chỉ bằng một chiếc thuyền cũ kĩ và một sợi dây thừng được chắp vá nối 2 bờ. Xin lưu ý với các bạn đây là đoạn Sông Nhuệ chảy qua Thủ đô Hà Nội.
Trong khi đó, cũng ở Thủ đô, chính quyền thành phố vừa quyết định sẽ xây dựng Nhà hát Thăng Long trị giá 9ha đất Tây Hồ và 4.500 tỷ đồng.
Còn ở miền Trung, ở Tây Nguyên, chưa có năm nào giá dưa hấu lại rớt mạnh như năm nay. Giá dưa hấu chỉ còn 2.000 đồng/kg, cái giá khiến nông dân tái mặt, bản thân thương lái cũng “bỏ cọc chạy lấy tiền”, dưa chín rục, thối nẫu ngoài đồng, bán tháo cũng không có người mua. Bỏ mồ hôi sôi nước mắt, nhưng nghịch cảnh “được mùa mất giá”, phụ thuộc vào “nước lạ” khiến sự cần cù của nông dân, được chính Giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Dương Văn Tô ví như “đánh bạc” với giời.
Nếu phải kể thêm một chi tiết nữa, thì đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế: “đến thăm là thấy khổ tâm, bệnh viện như trại tị nạn”. Mở ngoặc: Đây là các “trại tị nạn” ở Việt Nam và thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế.
Điểm chung trong những câu chuyện xô nước, quả dưa, con đò, hay người lao động xuất khẩu: Họ là đối tượng nghèo, dễ bị tổn thương. Điểm chung của những nhà hát, sân khấu: Chúng ở đô thị lớn và được xây dựng bằng tiền ngân sách.
Xã hội cần có sân khấu, có nhà hát, bởi cuộc sống “không chỉ có cơm no vào áo đẹp”. Nhưng giá như.
Giá như không phải nói giá như


  1. Cairong

    Nói như bác BT hôm qua trả lời trên VTV là do cơ chế, chính sách. Xong, vừa đơn giản, vừa dễ trả lời mà ko cần học gì thêm

  2. Có những tầng lớp nô dịch trá hình đã đang hình thành từ lâu rồi , Đu dây qua sông ,sống không có nước (ngọt chứ chưa cần sạch ) ,Những con đò mỏng manh như cái lá tre vẫn cứ là cứu cánh qua sông , Cuộc sống của nhân loại đang tiến đến văn minh như vũ bão , Còn chúng ta đang ì ạch BÒ qua tư bản giãy chết để tiến tới XHCN (XUỐNG HỐ CẢ NÚT )Mà đã ở dưới hố ,ếch ngồi đáy giếng thì chỉ làm mồi cho bợm nhậu ,Thân phận vậy thì kêu to là chết trước

  3. Phuoc Beo

    Vâng, giá như đất nước tôi không có đảng cộng sản, giá như …

  4. Ẩn danh

    Đọc xong mà rớt nước mắt. Tại sao ở đất nước này người dân nghèo lại khổ đến cùng cực vây?

  5. nam

    Nước sạch thiếu thốn như vậy trong khi mình thấy ở nhiều nơi còn hết sức lãng phý. Mà cái tệ nạn lãng phý thời gian là trầm trọng nhất. Trong lớp của mình , dù đang học lớp 12 nhưng nhiều bạn vẫn tìm cách bỏ học ra ngoài chơi điện tử, đi học thêm theo phong trào, mặc dù ít tác dụng nhưng cứ ào ào theo đám đông. Thương những người dân nghèo ở Cà Mau quá. Bài viết này của tác giả chắc chắn sẽ được tỉnh Cà Mau quan tâm giải quyết

  6. xuan

    Nông dân thì luôn luôn là tầng lớp nghèo khó, thiệt thòi nhất trong xã hội. Nhà nước cũng có nhiều chính sách quan tâm đến người nghèo như chương trình nối vòng tay lớn của đài truyền hình Việt Nam, cho hộ nghèo vay vốn. Tuy nhiên vẫn còn có một số vân đề của dân nghèo ở nơi này nơi khác chưa được giải quyết. Những bài viết của anh Đào Tuấn sẽ thay cho tiếng nói của dân nghèo.

  7. Trần Kẽm

    Bác Trọng (Nguyễn Phú), rồi trước đó bác Mạnh (Đức Nông, à quên! Nông Đức), rồi trước trước đó nữa, bác Phiêu (Lê Khả)… có bao… giừ lạc vào đây không nhỉ?
    Sáng… xuốt thế có đéo bao giờ đi lạc!
    Mà cũng có thể các kụ ý không đi lạc vào đây nhưng lại đi lạc vào chỗ cũng “lạc” nhưng mà là lạc hưởng, hưởng lạc cũng nên. Như bác Mạnh (Nông Đức)chẳng hạn!
    Người dẫn đường mà còn đi… hưởng lạc thì còn nói được gì nữa đây!?

  1. 1 Tin thứ Hai, 22-4-2013 « BA SÀM

    […] Giá như không phải nói giá như […]

  2. 2 Tin thứ Hai, 22-4-2013 – CT Sang đang đối diện với đầy nguy hiểm và bất trắc??? | Dahanhkhach's Blog

    […] – Giá như không phải nói giá như (Đào Tuấn). […]

  3. 3 NHẬT BÁO BA SÀM : TIN THỨ HAI 22-4-2013 | Ngoclinhvugia's Blog

    […] PHONG BÌ (Faxuca). – Nguyễn Huy Cường: Thư gửi “Kẻ lười biếng” (Quê Choa). – Giá như không phải nói giá như (Đào Tuấn). – Từ “không cấm” đến “cho phép” (FB Bút Lông/ Quê Choa). – […]




Bình luận về bài viết này