Tướng Hưởng nghiên cứu UAV để làm gì

UAVDù “không rành sử dụng máy tính”, nhưng tướng Hưởng lại là người “có công lớn nhất” trong việc chế tạo UAV Việt.

(Petrotime) Ngày 3/5, một sự kiện đánh dấu bước trưởng thành của khoa học công nghệ Việt Nam, đó là 4 chiếc máy bay không người lái ( UAV) mang thương hiệu Việt đã tiến hành các chuyến bay thử nghiệm, và đạt kết quả mỹ mãn.
Hiện nay, nhóm chế tạo đang tiếp tục hoàn thiện và sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt phục vụ cho các nhu cầu kinh tế, nghiên cứu khoa học và bảo vệ an ninh quốc gia, phòng chống tội phạm…
Nhưng ít ai biết rằng, việc chế tạo UAV là do một nhóm các cán bộ, kỹ sư của một số đơn vị kỹ thuật thuộc Bộ Công an thực hiện, và người trực tiếp chỉ đạo là Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, khi đó là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an.
Với những ai đã từng làm việc với Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng thì chẳng lạ gì chuyện là cho đến nay, đối với điện thoại di động, ông vẫn chưa… thạo cách lập danh bạ, không rành chuyện nhắn tin, điện thoại đối với ông chỉ có mỗi hai nhiệm vụ là nghe và gọi; ông cũng không rành sử dụng máy tính… Nhưng ông lại nắm bắt công nghệ hiện đại rất nhanh và khi còn là Cục trưởng một Cục nghiệp vụ từ hơn 20 năm trước, ông đã có nhiều chủ trương biện pháp mang tính chiến lược để hiện đại hóa công tác nghiệp vụ của lực lượng an ninh.
Còn trong việc chế tạo UAV, theo Tiến sĩ Phạm Ngọc Lãng, chủ nhiệm đề tài thì Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng là “người có công lớn nhất”. Đây sẽ là một “ bí ẩn “ của trang lịch sử mới về chế tạo UAV của Bộ Công an.
Từ năm 2008, trước nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chỉ huy an ninh, và công tác thăm dò, bảo vệ tài nguyên và các mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học khác, Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng đã chỉ đạo một nhóm cán bộ kỹ thuật xem xét nghiên cứu việc chế tạo UAV.
Đây là một việc làm mà theo giới khoa học công nghệ hàng không khi đó thì là “ không tưởng”, bởi đã có nhiều cơ quan nghiên cứu danh tiếng đã bắt tay vào chế tạo từ nhiều năm nhưng chưa thành công. Nhiều quốc gia có nền khoa học công nghệ hiện đại cũng phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để nghiên cứu chế tạo UAV. Tuy nhiên, cho đến nay, số quốc gia chế tạo được UAV cũng chưa đếm hết mười đầu ngón tay. Cũng có những ý kiến cực đoan, cho rằng “công an chế UAV làm gì”.
Do quy tụ được những nhà khoa học của lực lượng Công an không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn thừa nhiệt huyết nên chỉ sau hai năm đã hoàn thành đề tài để trình lên các cấp có thẩm quyền. Sau đó, đề tài “nghiên cứu tổ hợp chế tạo máy bay không người lái phục vụ khoa học, kinh tế và an ninh quốc gia” được Bộ Khoa học và Công nghệ phê chuẩn là đề tài cấp Nhà nước. Tiếng là “đề tài cấp Nhà nước” , nhưng kinh phí cấp cho lại cực ít (mà cũng mới chỉ có… trên giấy).
Nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, nhóm thực hiện đề tài đã vượt qua được những khó khăn cả về giải pháp công nghệ và tài chính để hoàn thành đề tài.
Và chỉ sau ba năm , Viện Công nghệ Không gian của Bộ Công an đã chế tạo được 12 máy bay gồm 4 chủng loại. Trong đó, loại nhỏ nhất chỉ nặng có… 3kg và loại lớn nhất là 50kg.
Các loại máy bay này đều đạt được trần bay tối đa 4.000m, hoạt động tin cậy trong bán kinh 100km, có tốc độ khá; được chế tạo bằng vật liệu có khả năng làm “mù mắt” các loại radar, có công nghệ thông tin, quan sát tiên tiến nhất. Máy bay cũng được thiết kế thêm nhiều tính năng đặc biệt như vẫn tự “tìm đường” bay về hạ cánh, trong hoàn cảnh mất liên lạc với “ông chủ”. Các UAV do Viện Công nghệ Không gian chế tạo có thể cất cánh từ đường băng, nhưng cũng có thể cất cánh từ trên… ôtô, trên… bệ phóng, thậm chí từ… tay người. Và điều đặc biệt nữa là các nhà khoa học đã thiết kế được phần mềm, giúp UAV có thể “tự sát” để bảo vệ “danh tiếng”, khi chẳng may “sa” vào tay… “người tò mò”!
Và một điều đáng nói nữa là, giá thành những chiếc máy bay này rẻ hơn nhiều so với các loại UAV có tính năng tương tự đang sử dụng trên thế giới hiện nay.

Theo Giáo sư Đỗ Trung Tá, nguyên Chủ tịch Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, người cũng tham gia đề tài ngay từ khi còn phôi thai thì thành công này vượt xa sự dự tính ban đầu. Tất nhiên, còn phải tiếp tục hoàn thiện để khắc phục một vài nhược điểm nhỏ. Nhưng chắc chắn rằng, trong tương lai không xa, những UAV mang thương hiệu Việt sẽ có mặt trong những vụ cháy rừng, vùng bị thiên tai, hoặc trong phòng chống tội phạm… Thông tin, hình ảnh từ UAV đưa về sẽ giúp các nhà lãnh đạo, chỉ huy có cái nhìn toàn cảnh và sẽ có những quyết định chính xác
Tính năng kỹ thuật cơ bản:
– AV.UAV.MS1: Chiều dài 1,0m; sải cánh 1,2m; khối lượng tối đa 4kg; tải có ích 1kg; bán kính hoạt động 2km; trần bay 200m; tốc độ lớn nhất 70 km/h; thời gian hoạt động trên không 1,0h; được trang bị camera chuyên dụng, cự ly truyền 2km.
– AV.UAV.S1: Chiều dài 1,80m; sải cánh 2,70m; khối lượng tối đa 12,0kg; khối lượng tải có ích 1,5kg; bán kính hoạt động 15km; trần bay 3000m; động cơ 45cm3; tốc độ lớn nhất 120km/h; thời gian hoạt động trên không 2h; đường cất hạ cánh 50m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; truyền ảnh online từ camera khoảng cách 15km.
– AV.UAV.S2: Chiều dài 2,60m; sải cánh 3,20m; khối lượng tối đa 45kg; tải có ích 15kg; động cơ 80cm3; tốc độ lớn nhất 150km/h; trần bay 3.000m; đường cất, hạ cánh 200m; có thể cất cánh bằng bệ phóng, hạ cánh bằng dù; thời gian hoạt động trên không 3h.
– AV.UAV.S3: Chiều dài 3m; sải cánh 3,4m; khối lượng tối đa 115kg; khối lượng tải có ích 35kg; bán kính hoạt động 70km; trần bay 3.000m; động cơ 350cm3; tốc độ nhanh nhất 180km/h; thời gian hoạt động trên không tối đa 5h.
– AV.UAV.S4: Chiều dài 4,20m; sải cánh 5,0m; khối lượng tối đa 170kg; khối lượng tải có ích 50kg; bán kính hoạt động 100km; trần bay 3.000m; động cơ 400cm3; tốc độ lớn nhất 180km/h; thời gian hoạt động trên không 6h; bay cả ban ngày và ban đêm.

 


  1. Ẩn danh

    To chuyện roài?
    Phục vụ AN-QP thì sao phải tiếc tiền???

  2. PhoHien

    Chẳng khác gì anh Hai nam bộ, chẳng biết mù tịt gì mà vẫn chế được máy bay. Heeeeee.

  3. Cái này mà gọi là UAV thì hỡi ôi, khoa học của Việt Nam ơi, chỉ là trò của con nít thôi.
    Hãy google “UAV” để xem thế giới họ đã làm những gì?
    Đây chỉ là trò chơi mô hình cho thanh niên thôi.
    Hu hu

    • on

      UAV ở trong khu vực Đông Nam Á mới chỉ có 5 nước chế tạo được. Mãi đến 3/2013 vừa qua Bắc Kinh mới lần đầu giới thiệu loại máy bay trực thăng không người lái đầu tiên phục vụ cho công tác dân sự. Phải nói đây là điều đáng mừng cho khoa học nước nhà. Tại sao bạn lại nói đây là trò chơi mô hình.

      • Khongbietnhucsao

        Bởi vì người ta đi mua đồ trẻ con về mị Dân ,hãy làm những gì mình nghĩ ra đừng đi (ăn cắp ) của người ta rồi kêu là của mình…..

  4. nam

    UAV là một thành công lớn của khoa học Việt Nam. Nó chứng tỏ người Việt có thể làm được những việc mà những nước tiên tiến đã làm. Chỉ cần có những người lãnh đạo nhiệt huyết và có tầm nhìn như thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng thì khoa học quân sự sẽ phát triển nhanh chóng.

  5. Trảm Phong

    Ngon thì gửi thử 1 con bay ra HS xem sao, thử nghiệm thực tế mới biết, chứ toàn nghe bom nổ trên giấy thế này khó kiểm chứng chất lượng của nó,

  6. ut

    Việt nam sản xuất được máy bay không người lái phục vụ cho dân sự- thế cũng là tốt rồi nhưng không vì thế mà Việt Nam được phép tự mãn. Hãy xem những nước như Triều Tiên và Iran đã có gì. Iran UAV tấn công tàng hình Hamaseh, Triều Tiên có tên lửa đạn đạo…

  7. Cún con

    Mẹ ơi con có váy lĩnh rồi!

  8. le phuoc

    UAV để dọ thám tàu khựa đó các bác ạ.

  9. thành

    Báo pờ rô thai nịnh ông Hưởng mà làm gì nhẩy? Mấy “nhà khoa học” này “chế tạo” UAV thấy giống như đồ chơ trẻ con ko hơn chứ có gì đâu mà cũng phải nịnh nhẩy?

  10. Trần Kẽm

    Tiêu tiền ngân sách!

  11. Ẩn danh

    toan mot bon lam lao bao cao hay

  12. Hoàng

    Thật là đỉnh cao trí tuệ,đảng cần phải có những con người dám nghĩ dám làm như ông Hưởng
    Nhưng tôi thấy ở SG,HN và 1 số nơi,thanh niên chơi các loại máy bay điều khiển từ xa có những tính ngăn vượt trôi hơn so với UAV của ông Hưởng?(có lẽ ông chưa nghiên cứu kỹ về tên) nhưng thôi,làm được vậy là còn hơn những ông quan chỉ lo giữ ghế,kiếm tiền và chuẩn bị định cư ở nước ngoài

  13. Trần Nổ

    Năm 1960 tại phi trường Nha trang tôi đã thấy triển lãm máy bay UAV so với bây giờ thì thô sơ : thuở ấy nó chỉ bay vòng tròn thông qua sợi dây cột giữa máy bay với người điều khiển. Có một chiếc điều khiển bằng vô tuyến nhưng bị trục trặc mất liên lạc nên bay mất.. Đó là đồ chơi Mỹ nó viện trợ cho KQ VN. Cũng tầm năm này một máy bay thám thính không người lái U2 của Mỹ bay qua Liên xô bị bắn rơi. .Đến giờ này thì kỹ thuật này của thế giới tiến bộ đến cỡ nào chắc khó tưởng tượng, Mấy năm trước có anh bạn mua chiếc máy bay trực thăng đồ chơi bay được, điều khiển từ xa, made in China. Không chừng các tạp chí chế tạo UAV nghiệp dư bán đầy bên Au Mỹ

  14. Phạm Lâm

    Bác Hải nông dân ở Tây Ninh, tự bỏ tiền túi chế tạo thành công hẳn máy bay lên thẳng từ cách đây đến chục năm rồi, nhà chức trách không cáp giấy phép cho bay, người Mỹ, Anh đặt mua luôn mang về nước họ để trưng bầy ở “viện bảo tàng sáng chế …”
    Bây giờ chi một núi tiến thuế của dân, lại bao nhiêu nhà khoa học dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một thượng tướng CA, trong mấy năm trời chế tạo được 4 cái máy bay đồ chơi, thế mà báo chí đưa tin rầm rầm. Rõ là học đòi AQ, chả trách đồng VN mất giá ầm ầm.

  15. NONG THI XUAN

    Dang tu bat bo lai chuyen sang che tao may bay tai that.




Bình luận về bài viết này