Archive for the ‘Phỏng vấn’ Category

hChúng tôi làm việc 1 tuần với FBI, thấy án an ninh quốc gia, giết người cướp của của ta rất giỏi

Đọc tiếp »

Cử tri nói chống tham nhũng nếu làm tốt thì chẳng cần vay nợ nhiều. Bởi nếu chống tham nhũng tốt thì đất nước đã thay da đổi thịt. Giờ cứ vay về nhiều, tham nhũng lắm lại ăn hết

Đọc tiếp »

!Tôi nghe nói con số nợ xấu khoảng trên dưới 200 ngàn tỷ. Tức 200 ngàn tỷ là con số báo cáo đó. Nhưng nói thật là tôi không tin.

Đọc tiếp »

CuongTrao đổi với báo chí ngay sau phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng «trong giai đoạn khó khăn nhất kể từ thời kỳ đổi mới, cả do khó khăn nội tại, cả do khách quan, trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ là rất nặng nề

Đọc tiếp »

Dao_trong_thi“Không nên xây dựng một cái mạng riêng mà dùng tiền hỗ trợ cho một lực lượng tham gia vào mạng XH

Đọc tiếp »

huu phuocBản dự thảo Hiến pháp công bố ngày hôm qua dành được sự quan tâm đặc biệt từ phía dư luận. ĐBQH Hoàng Hữu Phước cho rằng: “Có những vấn đề thuộc về nền tảng. Chẳng hạn như sửa một căn nhà, có sửa chữa, cải tạo cách mấy thì vẫn phải giữ lại cái móng”.

Đọc tiếp »

NinhHơn 1 triệu lao động được đào tạo nghề để thoát nghèo, nhưng chỉ hơn 29 ngàn trong số đó tìm được việc làm. Trao đổi với Lao động, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng hiện có quá nhiều nghề được dạy, nhưng “không có đất dụng võ nên việc dạy nghề không phát huy được hiệu quả”.

Đọc tiếp »

images13Tự bóp nghẹt hoặc bị bóp nghẹt ý thức phản biện sẽ làm cho tuy duy bị đình trệ hoặc lệch lạc, chứng điên cũng từ đây mà ra

Đọc tiếp »

TSPhamBichSanTrong các phản biện, chúng tôi nói thật. Vấn đề ở chỗ có công khai hay không mà thôi.

Đọc tiếp »

DoanĐưa ra ví dụ là vụ nổ pháo hoa ở Mỹ Đình dịp đại lễ và kiến nghị quyền tiếp cận thông tin của báo chí tại một hội nghị có sự tham dự của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh, Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Đỗ Quý Doãn kiến nghị “Cần cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí, dù đó là thông tin nhạy cảm”.

Đọc tiếp »

“Sống dở chết dở”, sinh ra từ chuyện “Nợ đồng lần”- chữ dùng của Nguyên ĐBQH, Chủ tịch Tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan trong cuộc trao đổi với Lao động xung quanh chủ đề những khó khăn của DN hiện nay.

Đọc tiếp »

“Ngay hôm kia, hơn 100 người dân Văn Giang, Dương Nội đã đến Mặt trận. Tôi xin nói thật, cứ nhìn thấy nhiều người đến Mặt trận là tôi lại rất buồn, đây là nỗi buồn chung của những người làm công tác Mặt trận. Buồn vì sự bất lực”  Phó Chủ tịch Mặt trận, ông Nguyễn Văn Pha trao đổi với Lao động quanh chủ đề “Người dân đang nghĩ gì, đang kỳ vọng gì, đang yêu cầu gì”.

Đọc tiếp »

“Nếu một vị lãnh đạo đất nước không kiềm chế được chủ nghĩa cá nhân, chỉ lao vào sự “vinh thân phì gia” và đặc biệt là hay nói theo kiểu mị dân, mà không biết nhân dân thực sự khổ sở ra sao, đang suy nghĩ gì thì làm sao có thể lãnh đạo cả một đất nước”

Đọc tiếp »

“Đây là thất bại của mô hình tập đoàn, nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản, dù cả 2 cơ chế đều dở cả”- TS Nguyễn Quang A.

Đọc tiếp »

“Nếu kết quả của các cuộc kiểm điểm ở bộ, ngành, địa phương, đơn vị nào cũng chung chung, trùng lắp, không có địa chỉ cụ thể, con người cụ thể, trách nhiệm cụ thể thì làm sao làm sao thuyết phục được dân rằng chúng ta đang chấn chỉnh thật sự, chấn chỉnh một cách nghiêm túc để xứng với sự kỳ vọng của dân”

Đọc tiếp »

“Nhóm lợi ích” và tham nhũng trong lĩnh vực đất đai sinh ra từ sự bất cập của một văn bản luật có tới gần 600 văn bản hướng dẫn thi hành, từ việc chính quyền vừa có thể quyết định giao đất, vừa ban hành khung giá đất tạo thành cơ chế xin-cho, và từ sự chênh lệch hàng chục lần giữa giá đền bù và giá bán ngoài thị trường

Đọc tiếp »

GS Nguyễn Minh Thuyết, người từng đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ, trao đổi về Đề án Quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn – vừa được đưa ra thảo luận tại TVQH.

Đọc tiếp »

“Việc cắt giảm tập đoàn kinh tế chỉ là cách nói “văn sách”, thực tế không chứng minh điều đó. Chúng ta vẫn nói “quả đấm thép vinashin”, vậy quả đấm thép đó đấm vào ai, hay là lại quay lại đấm vào chính chúng ta vì chẳng thể đấm vào ai khác”- TS Lê Đăng Doanh, một trong các tác giả của “Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012” nói

Đọc tiếp »

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Mai Thúc Lân chỉ ra nguy cơ lớn nhất hiện nay trong công tác quy hoạch cán bộ là tình trạng bị chi phối bởi các nhóm lợi ích và thứ tự tiêu chuẩn: “Hậu duệ”, “tiền tệ”, “quan hệ”, rồi mới đến “trí tuệ”.

Đọc tiếp »

Bây giờ lợi ích nhà nước bị 1 số người lợi dụng và trong không ít trường hợp trở thành lợi ích nhóm. Trong khi lợi ích người dân không ai bảo vệ.

Đọc tiếp »

“Cứu DN, trước hết cần phải đơn giản hóa thủ tục “khai tử” cho DN. DN nào phải giải thể, phá sản vì những lý do chủ quan thì phải để họ “được chết”. Đó mới là cách nhanh chóng trả lại nguồn lực cho những DN khỏe mạnh”- TS Nguyễn Quang A trả lời phỏng vấn xung quanh câu chuyện cứu DN.

Đọc tiếp »

“Hoạt đầu”, theo từ điển tiếng Việt, có nghĩa là “Theo chiều nào cũng được, miễn là có lợi”.

Đọc tiếp »

Tội cho hai chữ “biểu tình”

“Tội cho hai chữ “biểu tình”. Nó có tội vạ gì. Nước ta là một nước dân chủ. Nhưng một Quốc hội dân chủ thì nghị sĩ không cần phải nói khéo. Cũng như một quốc gia dân chủ thì người dân không phải coi cái gì là tế nhị, nhạy cảm”- GS TS Nguyễn Minh Thuyết, đại biểu QH các khóa XI, XII trả lời PV.

Đại biểu phải quen với sinh hoạt dân chủ

PV: Xin bắt đầu bằng cuộc tranh luận nảy lửa trên diễn đàn QH xung quanh dự án Luật Biểu tình. Thưa ông, vì sao cũng là đại diện cho nhân dân mà các đại biểu lại có những ý kiến hoàn toàn ngược nhau liên quan đến một quyền cơ bản của công dân như vậy?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Đại biểu QH (ĐB) là đại diện cho nhân dân và những phát biểu của họ tại QH phải nói lên tiếng nói của người dân. Nhưng nhân dân là một tập hợp đa dạng, và hiểu được dân để nói đúng ý dân là điều không dễ. Khi ĐB nói những điều phù hợp với lợi ích của đông đảo nhân dân thì dù họ có khiêm tốn nói đó là ý kiến cá nhân, người dân vẫn đồng tình. Ngược lại, dù ĐB có tự khẳng định là mình nói thay cho đại bộ phận nhân dân mà nội dung ý kiến không phù hợp với lợi ích của người dân thì cũng không được người dân tán thành. Trong trường hợp tranh luận về Luật Biểu tình, tôi cho rằng ĐB Hoàng Hữu Phước đã ngộ nhận ý kiến mình đại diện cho nhân dân. Ngay sau cuộc tranh luận tại QH, một trang mạng nổi tiếng đã tổ chức thăm dò và kết quả là có tới 98% ý kiến đồng ý ban hành Luật Biểu tình. Từ Hiến pháp năm 1946, quyền này đã được nói tới dưới hình thức quyền hội họp. Đến Hiến pháp 1959, biểu tình đã được coi là quyền hiến định. Biểu tình là quyền cơ bản của con người và chính nhờ những cuộc biểu tình như thế, Chính phủ mới biết được lòng dân mà điều chỉnh hành vi của mình. Luật Biểu tình cũng sẽ tạo điều kiện để Nhà nước thực hiện vai trò quản lý trật tự xã hội tốt hơn. Như vậy, xét cho cùng, biểu tình là có lợi cho Nhà nước. Cũng may tại QH vừa rồi còn có ĐB Dương Trung Quốc nói lại, chứ nếu không, người dân sẽ nghĩ về QH rất khác. Được biết, sau cuộc họp, ông Hoàng Hữu Phước có những lời khá nặng nề trên blog cá nhân. Nếu đúng như vậy thì thật là đáng tiếc. ĐB phải quen với sinh hoạt dân chủ, quen với việc người ta nói khác ý mình và quen với phản ứng của những người đã bầu ra mình, thông qua báo chí.

PV: Trong chính ngày QH Việt Nam tiến hành chất vấn, cuộc họp QH một nước khác đã biến thành cuộc ẩu đả khi các nghị sĩ đối lập thậm chí xịt hơi cay vào mặt nhau khi thông qua Hiệp định thương mại với Mỹ. So với nước ngoài, nghị sĩ Việt Nam có vẻ hiền hơn, hay ở Việt Nam các nghị sĩ không đại diện cho những quyền lợi đối lập nhau?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi đã từng thăm toà nhà Nghị viện Anh. Trong phòng họp Nghị viện, người ta xếp các hàng ghế của nghị sĩ thành hai khối đối diện với nhau, qua một chiếc bàn to, với khoảng cách chừng 3m. Người ta giải thích đó là khoảng cách an toàn khi các nghị sĩ thời xưa muốn “nói chuyện” với nhau bằng … kiếm. Ở Nghị viện một nước châu Á mà tôi có dịp tới quan sát cuộc họp, các nghị sĩ phản đối nhau bằng cách đập bàn ầm ĩ rồi đứng cả lên la lối, không cho phe đối lập nói. Chuyện ẩu đả không hiếm trên nghị trường thế giới. Còn Quốc hội Việt Nam, từ thời Dân chủ Cộng hòa đến nay chưa từng xảy ra trường hợp ẩu đả nào. Cả Nội quy kỳ họp QH cũng như dư luận xã hội nước ta đều không chấp nhận chuyện nghị sĩ “thượng cẳng chân hạ cẳng tay”.

Không có chuyện ẩu đả thì tốt, nhưng đúng là các ĐBQH Việt Nam lành quá. Lành và không hiểu hết, không sử dụng được hết quyền và nghĩa vụ của mình.

Trong QH ta không có những nhóm lợi ích đối lập nhưng đại diện từ các nhóm lợi ích thì có. Tại kỳ họp thứ 1, có đại biểu là doanh nhân cho rằng không nên hạn chế tín dụng đối với kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Trong phiên chất vấn Thủ tướng tại kỳ họp thứ 2, doanh nhân này lại đề nghị Thủ tướng cho lời khuyên các DN nên đầu tư vào đâu. Thủ tướng làm sao mà có quyền khuyên DN đầu tư vào đâu, trừ phi khuyên đầu tư vào miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo. Mà xin Thủ tướng một lời khuyên cũng không phải là chất vấn. Bản thân các giải trình của một số Bộ trưởng (chẳng hạn, giải trình của Bộ trưởng Tài chính về lỗ lãi của ngành xăng dầu, hay Bộ trưởng Công thương về câu chuyện lương ngành điện 7,3 triệu đồng) cũng làm không ít ĐB và cử tri băn khoăn về nhóm lợi ích. Các bộ không thể đại diện cho DN như vậy được.

PV: Thưa ông, câu chuyện nghị sĩ đội mũ sắt đi họp hay nghị sĩ ẩu đả ở cuộc họp nghị viện nước ngoài liệu có phải là thước đo mức độ dân chủ, hay văn hóa nghị trường?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, điều quan trọng nhất là nghị viện có tranh luận dân chủ không, có thực quyền không. Còn nếu các nghị sĩ đánh nhau mà người dân chấp nhận, thậm chí thấy đó là do nghị sĩ quyết liệt bảo vệ quyền lợi cho dân thì cũng không sao. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh mà. Còn ở Việt Nam, người dân có tiêu chuẩn khác. Vừa rồi, có vị ĐB khi chất vấn nói Bộ trưởng Bộ GTVT trả lời lòng vòng như thế thì ai làm Bộ trưởng cũng được, hoặc khóa XII có vị nói một Bộ trưởng không xứng đáng với chức Bộ trưởng của mình, nói vậy thô quá, khó có thể nhận được sự đồng tình.

Trong kỳ họp thứ 2 này, tôi rất ấn tượng với phát biểu tranh luận của ĐB Dương Trung Quốc và chất vấn của ĐB Lê Bộ Lĩnh. Đó là những phát biểu sáng giá. Tại phiên chất vấn Thủ tướng hôm qua, ĐB Lê Bộ Lĩnh đã đưa ra những câu hỏi đúng tầm chính khách. Hỏi những điều mà người dân quan tâm và chờ đợi. Nhưng tôi không hiểu vì sao ĐB Lĩnh phải dùng cụm từ “biểu hiện lòng yêu nước” thay vì dùng “biểu tình”. Thật tội cho hai chữ “biểu tình”. Nó có tội gì đâu? Nước ta là một nước dân chủ. Ở một Quốc hội dân chủ thì nghị sĩ không cần phải nói khéo. Cũng như ở một quốc gia dân chủ thì người dân không thể coi những việc đương nhiên phải làm là tế nhị, nhạy cảm.

PV: Chủ tịch QH Nguyễn Văn An từng nói về con số 400, tức là hơn 90% là đảng viên. Khóa này tỷ lệ còn cao hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến một số nghị quyết của QH có nội dung khác với cuộc tranh luận tại Quốc hội mà trường hợp 92,9% đại biểu thông qua dự án mở rộng thủ đô là một ví dụ?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Cũng chính Chủ tịch Nguyễn Văn An đã giải thích với các bạn nước ngoài về việc hơn 90% ĐBQH là đảng viên mà sinh hoạt QH vẫn dân chủ. Theo Chủ tịch Nguyễn Văn An, ở các nước theo chế độ đa đảng, mỗi đảng viên ra trước QH nhất thiết phải phát biểu theo quan điểm của đảng mình. Còn ở Việt Nam, ý kiến của các đại biểu là đảng viên vẫn đảm bảo đa dạng, tranh luận rất sôi nổi. Tôi thấy cách giải thích này rất thuyết phục. Nhưng lúc biểu quyết thì đúng là có vấn đề thật. Bởi khi Trung ương đã quyết thì đảng viên phải theo nghị quyết của TƯ. Ví dụ, khi thăm dò dự án mở rộng thủ đô, tôi nhớ có 226 phiếu thuận và 226 phiếu chống. Nhưng khi biểu quyết thì tỷ lệ lên tới 92,9% tán thành. Chỉ có 4 phiếu chống, trong đó có phiếu của tôi. Tôi quan niệm mình nghĩ sao thì phải nói vậy, và đã nói thì phải làm đúng những điều mình nói. Nhưng cũng may con số tán thành mở rộng thủ đô hồi đó là 92,9% chứ nếu là 100% thì không thể chấp nhận nổi. Sau nghị quyết mở rộng thủ đô, Bộ Chính trị và TƯ đã điều chỉnh phương thức lãnh đạo của Đảng đối với QH, mà trường hợp dự án Đường sắt cao tốc sau đó là một ví dụ.

Quốc hội treo nhiều luật rất cơ bản

PV: Kể từ năm 1992, Quốc hội khóa nào cũng được mùa làm luật, nhưng vì sao những dự án luật liên quan đến dân chủ dân quyền, như Luật Lập hội, Luật Biểu tình, QH lại nợ dân lâu đến như vậy? Thưa ông?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Chương trình xây dựng pháp luật hầu hết đều do Chính phủ đề xuất. Chính phủ có thể đã cố gắng cân đối các mặt nhưng có vẻ quy hoạch xây dựng pháp luật vẫn không hợp lý. Trước năm 2003, QH tập trung làm các luật liên quan đến kinh tế để đủ điều kiện gia nhập WTO. Tuy nhiên giai đoạn đó qua rồi. Quả thực là QH nợ nhân dân quá lâu một số luật liên quan đến quyền tự do, dân chủ của dân. Cứ thập thò, đưa vào chương trình hoặc đưa dự thảo ra rồi lại rút. Ví dụ, Luật Trưng cầu dân ý, Luật về hội đã được đưa vào chương trình hoặc trình ra QH thảo luận từ khóa XI nhưng sau đó lại được rút khỏi chương trình. Luật Báo chí sửa đổi cũng chưa biết bao giờ mới thông qua được. Có thể đó là những vấn đề “nhạy cảm”. Nhân đây, xin nói là nhiều nước không có Luật Báo chí. Ở Mỹ, Hiến pháp (tu chính án năm 1791) quy định : “Nghị viện không ban hành một đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cấm tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, báo chí, quyền của dân chúng được hội họp hoà bình và kiến nghị chính phủ sửa chữa những điều gây bất bình.”

PV: Ông vừa dùng từ “nhạy cảm”. Như thế nào là nhạy cảm, thưa ông?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Đó là một thuật ngữ rất khó giải thích rõ ràng. “Nhân quyền”, “dân chủ” là nhạy cảm. “Biểu tình” nhạy cảm. Chống tham nhũng cũng thế, cứ như là chống Chính phủ vậy.

PV: Tại kỳ họp trước, QH được “báo cáo riêng” và không có thảo luận về tình hình Biển Đông. Vừa rồi QH nghe báo cáo dự thảo Luật Biển, rồi thảo luận trong tình trạng họp kín. Một dự án luật có nhất thiết phải họp kín, thưa ông?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Không có quy định rõ trường hợp nào thì họp kín, trường hợp nào thì không. Thường thì trong trường hợp nghe báo cáo hoặc bàn luận những vấn đề bí mật quốc gia hay vấn đề đối ngoại, Quốc hội họp kín. Điều đó hợp lý vì những thảo luận tại QH sẽ không bị lộ hoặc không ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao. Tuy nhiên, đối với vấn đề Biển Đông – một vấn đề thiết thân với đông đảo người dân, được người dân hết sức quan tâm – thì QH cần họp công khai để người dân được biết và cũng để những nước liên quan biết rõ quan điểm của nhân dân thông qua các nghị sĩ. Luật Biển (Luật Các vùng biển Việt Nam) là một văn bản pháp quy, liên quan đến toàn dân. Người thực thi là nhân dân. Vì vậy, người dân càng cần được biết và được tham gia ý kiến. Mà theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các dự án luật phải công khai.

PV: Tại kỳ họp vừa rồi, lần đầu mới xuất hiện việc các nghị sĩ QH đệ trình dự án luật. Cụ thể là Luật Nhà văn và Luật Đảm bảo quyền riêng tư. Thoạt nhìn, đây có vẻ như là một biểu hiện của dân chủ, nhưng theo ông, vì sao cử tri và nhân dân lại phản ứng dữ dội như vậy trước một biểu hiện của dân chủ?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Việc cá nhân đại biểu đề xuất dự án luật theo tôi biết thì không phải đây mới là lần đầu tiên. Còn việc đề xuất 2 dự án luật nói trên gây ra phản ứng tiêu cực từ người dân là vì ý kiến đề xuất của ĐB không xuất phát từ lợi ích chung hoặc còn rất hời hợt. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng ĐB đề xuất dự án Luật Đảm bảo quyền riêng tư xuất phát từ bức xúc cá nhân hơn là thấy sự cần thiết của dự án ấy đối với nhân dân. Còn đề xuất xây dựng Luật Nhà văn là một ý kiến hời hợt. Người đề xuất tuy là Hội viên Hội Nhà văn nhưng không hiểu rằng điều cần nhất đối với nhà văn không phải là luật hay tiền mà là tự do sáng tạo. Bên cạnh đó, cả hai ĐB đều không biết rằng việc đảm bảo quyền riêng tư đã được quy định trong Bộ luật Dân sự và những điều liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm v.v… của nhà văn cũng như của những người sáng tạo nói chung đã được quy định trong Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ.

PV: Năm nay, QH tiếp tục có nghị quyết giám sát lời hứa của các vị Bộ trưởng. Nghị quyết này theo ông cần phải làm thường xuyên hơn?

GS TS Nguyễn Minh Thuyết: Theo Luật Tổ chức QH và Nội quy kỳ họp QH, QH có thể ra nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn nếu thấy cần thiết. Nhưng việc ra nghị quyết đến khóa XII mới thực sự bắt đầu và cũng chỉ có ở 2 kỳ họp. Tôi cho rằng QH nhất thiết phải ra nghị quyết để xác định trách nhiệm của Chính phủ, của các bộ, ngành đối với những vấn đề thuộc lĩnh vực điều hành của các cơ quan này, đồng thời yêu cầu những biện pháp buộc phải thực hiện, khuyến nghị những biện pháp cần xem xét. Bởi nếu không có nghị quyết, thì kết quả chất vấn của ĐB nhân dân sẽ phải phụ thuộc vào thiện chí của người trả lời chất vấn. Điều đó là không thể được.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đào Tuấn (thực hiện)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh trên Diễn đàn an ninh khu vực Shangri-La 10, đã chính thức nói về sự kiện 26-5 khi các tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam (khu vực 200 hải lý) cắt cáp thăm dò địa chấn, ngăn cản các hoạt động bình thường và đe doạ sử dụng vũ lực đối với con tàu dân sự Bình Minh 2. Dân Việt có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh sau hội nghị Shangri-La 10 về vấn đề này.

PV: Thưa Thứ trưởng, Bộ Quốc phòng đánh giá như thế nào về mức độ nghiêm trọng của sự kiện 26-5?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Vụ việc nghiêm trọng ở hai giác độ: Sự việc xảy ra sâu tới 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam . Thứ hai, đây là một vụ hành xử bạo lực bằng phương tiện dân sự, chính xác thì đây là một hành động dân sự mang tính chất bạo lực. Không thể chấp nhận một cách hành xử như vậy. Đáng chú ý hành động này xảy ra sau một loạt các biện pháp ngoại giao của Trung Quốc. Có thể coi đây là sự thách thức đối với Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế. Ở Hội nghị Shangri-La tôi đã trả lời một số cơ quan báo chí rằng hôm nay là Việt Nam thì mai cũng có thể là một quốc gia khác. Tính chất nghiêm trọng của sự việc còn ở chỗ Trung Quốc dường như đang muốn biến đòi hỏi “Đường lưỡi bò” từ những tuyên bố vào thực tế, phải chăng Trung Quốc đang đặt ra một khuôn khổ, một cách thức hành xử mới đối với không chỉ Việt Nam?!

PV: Vì sao Việt Nam đưa sự kiện 26-5 nói riêng và Biển Đông nói chung ra những hội nghị quốc tế, đặc biệt trong một hội nghị an ninh khu vực tầm cỡ như Shangri-La, trong khi đó Trung Quốc không nhắc gì đến vấn đề này?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đưa vụ tàu Bình Minh 2 vào phát biểu chính thức tại Hội nghị Shangri-La. Quan điểm rất thẳng thắn: Những hành động của phía Trung Quốc là sai trái. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là giải quyết trong hoà bình và công khai minh bạch. Tôi cho rằng Trung Quốc không muốn công khai vì tự nhận thức được rằng họ không đủ sức thuyết phục đối với những tuyên bố hay cách thức hành xử của họ trên biển Đông. Chẳng hạn khái niệm Đường lưỡi bò, ngay cả các học giả Trung Quốc cũng không đưa ra được những căn cứ pháp lý rõ ràng để chứng minh.

Câu hỏi đặt ra với tất cả các quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương là nếu sự kiện 26-5 đã xảy ra đối với Việt Nam thì nó có tái diễn nữa hay không? ở đâu? với quốc gia nào? bao giờ? với mức độ ra sao? và trong lĩnh vực nào?…

PV: Việt Nam đã bất ngờ đối với sự kiện 26-5? Thưa ông?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Chúng ta không bất ngờ về bản thân sự việc, mà chỉ ngạc nhiên trước thái độ thô bạo của tàu Trung Quốc, về toạ độ nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam … Những cam kết, với nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và với chủ quyền rõ ràng như vậy, những tiếng nói quốc tế đã rõ ràng như vậy mà họ vẫn xâm phạm. Chúng ta đã nói với phía Trung Quốc là họ đã vi phạm và yêu cầu chấm dứt ngay những hành động tương tự.

PV: Xin được hỏi thẳng thắn rằng Quân đội, rằng Hải quân đã ở đâu trong sự kiện 26-5, thưa Thứ trưởng?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Đây là một vụ va chạm dân sự và các chủ thể giải quyết với nhau căn cứ trên các quy định pháp lý. Cơ quan đứng ra giải quyết cũng là các cơ quan thực thi pháp luật chứ không có sự tham gia của quân đội. Tuy nhiên, quân đội theo dõi sát sao tình hình và không để xảy ra xung đột vũ trang. Chúng ta có nhiều cách để giải quyết và ngăn chặn không để những sự việc tương tự xảy ra: Sử dụng sức mạnh của toàn dân; Tăng cường các hoạt động đối ngoại để thế giới và khu vực hiểu rõ vấn đề; Tăng cường các hoạt động khai thác tài nguyên, đánh bắt cá trên biển trong khu vực chủ quyền; Tăng cường hợp tác với các đối tác trong việc khai thác nguồn lợi biển… Với một hành động bạo lực, không nhất thiết, không có nghĩa là phải đáp trả bằng một hành động bạo lực. Mục đích chính của chúng ta là bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ bằng các biện pháp hoà bình, trên tinh thần xây dựng, tuy nhiên cần rất vững vàng, rất kiềm chế và rất kiên trì.

PV: Thưa Thứ trưởng, hồi tháng 3 vừa qua, Phillipines đã sử dụng chiến đấu cơ để xua đuổi tàu Trung Quốc trong một vụ va chạm. Ông bình luận sao về cách thức bảo vệ chủ quyền của họ?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Ở đây là vấn đề mức độ và cách thức giải quyết. Nếu chúng ta giải quyết được bằng các biện pháp dân sự, các phương tiện dân sự thì đưa tàu chiến, phi cơ ra làm gì? Việt Nam cương quyết đối với những vấn đề thuộc về chủ quyền nhưng kiên định với phương pháp giải quyết bằng hoà bình. Ngay trong vụ 26-5, việc giải quyết của chúng ra đã khiến tàu Trung Quốc buộc phải rút lui. Tàu Bình Minh 2 chắc chắn sẽ tiếp tục ra khơi, tiếp tục các hoạt động bình thường tại chính khu vực đó.

PV: Tháng 3 là vụ xung đột với Phillipines, tháng 5 là vụ cắt cáp ở sâu trong khu vực 200 hải lý của Việt Nam. Liệu có thể hiểu đây là một hành động leo thang mới từ phía Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, thưa Thứ trưởng?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có lẽ chưa đủ để xâu chuỗi và kết luận như vậy. Tuy nhiên, nếu tiếp tục có thêm một sự kiện Bình Minh 2 nữa xảy ra thì đây rõ ràng là một hành động leo thang. Thậm chí, đó còn là một thông điệp đối với không chỉ Việt Nam mà còn đối với các nước trên thế giới, đặc biệt đối với các nước thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

PV: Khi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc phát biểu trên diễn đàn hội nghị Shangri-La, ở Việt Nam, quần chúng nhân dân đã thực hiện một cuộc tập hợp ôn hoà để phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam trong vụ 26-5, ông biết tin đó khi nào và suy nghĩ của ông?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho rằng cuộc tuần hành của một số quần chúng nhân dân xuất phát từ lòng yêu nước. Và chỉ có lý do là lòng yêu nước mà thôi. Tuy nhiên tôi cho rằng việc đó là không nên. Người dân nên tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã và sẽ có những giải pháp để bảo vệ chủ quyền rất cương quyết nhưng bằng biện pháp hoà bình.

PV: Một câu hỏi mà ngư dân rất quan tâm, nhiều trường hợp ngư dân đánh bắt tại khu vực Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, tuy nhiên, họ bị phía Trung Quốc bắt bớ, ngược đãi và đòi tiền chuộc. Nhiều trường hợp, như thuyền trưởng Mai Phụng Lưu, đã phá sản. Ông có khuyên họ tiếp tục ra khơi?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Khuyến khích và tạo điều kiện cho ngư dân ra khơi là một trong những biện pháp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tự những người ngư dân khi ra khơi cũng đã ý thức được trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ chủ quyền của tổ quốc và họ cũng đã có những biện pháp tự bảo vệ. Mô hình tập đoàn đánh cá là một ví dụ. Gần đây nhất, chủ trương thành lập lực lượng kiểm ngư đã được nêu lên. Đây sẽ là một trong những lực lượng có trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ ngư dân. Hải quân nói riêng và quân đội nói chung đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ ngư dân.

PV: Trong khi đó thì dường như Việt Nam chưa từng bắt giữ, ngược đãi bất cứ một ngư dân nước ngoài nào xâm phạm lãnh hải?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam luôn luôn xử lý nghiêm khắc, nhưng rất nhân đạo và giúp đỡ ngư dân Trung Quốc cũng như các nước khác dù họ vi phạm. Chúng ta lập biên bản, yêu cầu không tái phạm, sau đó cung cấp dầu, nước, thực phẩm cho họ, và mời họ ra. Chúng ta vẫn sẽ tiếp tục cư xử nhân đạo như vậy và không có lý do gì để thay đổi một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngư dân của Việt Nam hay Trung Quốc cũng đều là người lao động, đa phần là dân nghèo, họ không có lỗi. Lỗi thuộc về những người quản lý khi họ không giải thích cho ngư dân biết những khu vực không thuộc về Trung Quốc, không được xâm phạm.

PV: Một câu hỏi khác, thưa Thứ trưởng, ông nghĩ sao về những ngôi chùa mới mọc lên ở Trường Sa?

Tướng Nguyễn Chí Vịnh: Có thể đơn giản là một biểu tượng cho sự trường tồn và lòng tin vào chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng

5 năm trước, “Người đương thời” Đỗ Việt Khoa đã nộp hồ sơ tự ứng cử đại biểu Quốc hội. Kết quả, dù được Phó Thủ tướng Nhân xuống tận nhà bắt tay, ông vẫn trượt từ “vòng gửi xe”. Năm nay, người từng được trao bằng khen về thành tích Dũng cảm đứng ra tố cáo tiêu cực đã  hiểu  được  rằng : kết quả bầu cử các cấp tới đây sẽ không có gì bất ngờ.

Thưa thầy Đỗ Việt Khoa, trong đợt bầu cử ĐBQH khóa VIII tới đây, ông sẽ tiếp tục ứng cử?

So với 5 năm trước, tôi hiểu rất rõ tình hình. Trước kia, mình khờ quá. Nó cũng là do thiếu hiểu biết tình hình. Nay thì khác, nên tôi không ứng cử. Nói thật là do niềm tin. Tôi mà làm thế người ta sẽ nói là tôi lại tham gia 1 vở diễn nào đó, mà họ nói thế là đúng. Mà cá nhân tôi thì không muốn cái gì là diễn cả.

Năm nay, đã có hàng chục người mua hồ sơ tự ứng cử, quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Năm nay, tôi có theo dõi qua báo chí thấy cũng có rất nhiều người tự ứng cử. Cũng hay, Mỗi người có một cách nhìn vấn đề.. Tôi mong là nhiều người tự ứng cử trúng cử chứ đừng như 5 năm trước, chỉ trúng duy nhất một người.

Thưa ông, có vẻ những người tự ứng cử sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn so với các ứng viên tự giới thiệu, trường hợp của ông thì mọi việc diễn biến ra sao?

Trước đây, khi quyết định ứng cử, tôi là người không tham vọng, không đặt quyết tâm làm đại biểu cấp nào, cho nên thấy không phải lo lắng áp lực gì hết. Thực tế, tôi được rất nhiều người thân, bạn bè, và học sinh ủng hộ việc ra ứng cử. Nhớ lại kết quả 5 năm trước lấy phiếu tín nhiệm, tôi được hơn 76% phiếu tín nhiệm tại địa phương, còn phía nhà trường thì 0%.  Không có gì bất ngờ, bởi vì các bạn nhớ: Vụ tiêu cực thi cử tôi cũng được 0% người của hội đồng coi thi ủng hộ. Ông hiệu trưởng trường THPT Vân Tảo cũng không ủng hộ. Đã vậy khi ứng cử, tôi đã thẳng thừng đấu tranh với hàng loạt sai phạm của lãnh đạo nên kết quả như thế là phải thôi.

 Là một thầy giáo, ông cảm nhận gì về cuộc bầu cử ĐBQH và HĐND sắp tới?

Cảm nhận của tôi là nhiều vấn đề của đất nước chậm đổi mới quá, cho nên kết quả bầu cử các cấp tới đây sẽ không có gì bất ngờ. Mà dư luận thì bao giờ chẳng sốt ruột, nóng lòng muốn có đổi mới nhanh hơn.

 Trường hợp ứng cử không thành, là một công dân, ông có tiếp tục con đường đấu tranh chống lại tiêu cực?

Chuyện ứng cử chẳng liên quan gì tới việc đến việc có đấu tranh chống tiêu cực nữa hay hay không. Tôi chỉ là một thầy giáo “nhà quê”,  gắn bó với học sinh và công việc giảng dạy nên thấy việc chướng tai, gai mắt là không thể làm ngơ. Nhiều năm qua, tôi vẫn luôn đấu tranh nhưng vẫn phải tuỳ theo sức của mình. Thực tế, thấy tôi đấu tranh chống tiêu cực, có người còn nói thẳng là tôi không biết điểm dừng. Không biết người ta dừng thế nào mà đây đó cái xấu nó lấn át, đã thắng thế.

 Trước kỳ họp Quốc hội khoá XIII sắp đến gần, thầy có gửi gắm gì tới quốc hội nhiệm kỳ tới?

Mình biết gì về họ đâu mà gắm gửi. Cái mà mình gửi, ai dám nói.
Tốt nhất hãy để cho họ tự giác thực hiện điều mà họ cho là đúng.
Còn phía tôi, biết đâu 5 năm, 10 năm hay vài chục năm nữa sẽ ứng cử.

Trân trọng cảm ơn thầy Đỗ Việt Khoa

Chính phủ ham chi tiêu quá

Một nước đã nghèo thì lại chi nhiều, lẽ ra cần kiệm tiết kiệm thì lại bỏ tiền vào Vinashin, đam mê đường sắt cao tốc- TS Nguyễn Quang A nói về những nguyên nhân khiến lãi suất và lạm phát cùng tăng vọt.

Lãi suất tăng cao thời gian gần đang chứng tỏ điều gì? Thưa ông?

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Thứ nhất lãi suất tăng đột biến chứng tỏ việc điều hành kinh tế, vĩ mô có vấn đề. Nhớ lại năm 2008 cũng có 1 giai đoạn như thế. Giai đoạn mà ngân hàng thiếu tính thanh khoản, nên lãi suất liên ngân hàng, lãi suất huy động tăng rất nhanh, một số ngân hàng nhỏ lâm vào tình trạng khó khăn về tiền mặt. Tình hình lúc đó và lúc này khá và giống nhau, tuy nhiên nguyên nhân sâu xa có khác nhau một chút nhưng đều là những dấu hiệu đáng lo ngại về ổn định kinh tế vi mô.

Lãi suất luôn gắn với lạm phát, lạm phát cao thì không thể hạ lãi suất được. Năm 2008, lạm phát lên 18%, có lúc lên 23 % thì lãi suất không thể thấp dưới mức đó được. Bây giờ lạm phát đã ở mức 2 con số thì lãi suất đầu vào cũng không thể dưới 2 con số được.

Nguyên nhân của việc lãi suất tăng “đột biến” là do ảnh hưởng bởi lạm phát tăng cao, do niềm tin suy giảm, hay cả hai? Thưa ông?

– Việc biến động đột biến chứng tỏ tâm lý, niềm tin của người dân vào tiền đồng bị lung lay và giảm đáng kể. Khi lạm phát tăng thì giá trị đồng tiền giảm, người ta đổ sang ngoại tệ, sang các mục tiêu đầu tư khác. Và tâm lý này lại càng làm sói mòn niềm tin vào tiền đồng. Nhiệm vụ của Chính phủ và của NHNN là giữ ổn định đồng tiền nội tệ. Rất tiếc là thời gian qua nhà nước đã không làm được hoặc đã lơ là điều đó.

Nguyên nhân của lạm phát tăng cao trong những tháng gần đây là do tiền lưu thông trong nền kinh tế nhiều. Tiền nhiều, lượng hàng hóa thì vẫn như thế ắt sẽ đẩy giá hàng lên cao. Tất nhiên lạm phát chịu tác động của giá cả bên ngoài, nhưng đó không phải là chính. Vì nếu do nguyên nhân này thì các nước lạm phát cũng phải như vậy. Trong khi đó, nước ngoài, lạm phát của họ khác mình. Do đó không thể đổ lỗi cho nguyên nhân bên ngoài, chỉ còn nguyên nhân bên trong mà thôi.

Nguyên nhân bên trong được ông đề cập đến nên được hiểu thế nào?

– Mới cách đây 4, 5 tháng, NHNN vừa chỉ đạo các NHTM phải hạ giảm lãi suất, tức là làm tăng tín dụng, tức là tăng tiền, đẩy lạm phát tăng. Nghĩa là Chính phủ quăng mồi lửa, đốt lên ngòi lạm phát. Đấy là những nguyên nhân trực tiếp.

Nguyên nhân đằng sau là Chính phủ ham chi tiêu quá, chi tiêu quá nguồn thu của mình. Ông Trần xuân Giá nói rất đúng là, căn bệnh của lạm phát, muốn giải quyết căn rễ thì mình thu được bao nhiêu thì chỉ nên chi tiêu từng ấy thôi, đừng có tiêu hơn. Vấn nạn đó là căn bệnh thâm thâm hụt ngân sách kéo dài hàng chục năm nay , năm nào cũng cao ngất ngưởng. Năm ngoái, thâm hụt ngân sách lên tới 6% hay 7%, nhưng các tổ chức quốc tế cho là trên 10 %. Đấy là điều không thể chấp nhận được, một nước đã nghèo thì lại chi nhiều quá, lẽ ra cần kiệm tiết kiệm thì lại bỏ tiền vào Vinashin, đam mê đường sắt cao tốc. Nói như vậy để thấy rằng, khát vọng tiêu tiền cháy bỏng như thế nào. Và đằng sau khát vọng tiêu tiền ấy là nguyên nhân sâu xa thúc đẩy tăng tín dụng, tăng tiền trong nền kinh tế.

Nguyên nhân sâu nhất đó là hiệu quả chi tiêu ngân sách nhà nước kém. Đáng lẽ chi ra 4 đồng thì tạo được 1 đồng tăng trưởng. Còn mình thì phải chi 8 đồng mới được một đồng tăng trưởng. Nền kinh tế hiệu quả kém, chủ yếu là do khu vực đầu tư nhà nước, khu vực công. Chẳng hạn như Vinashin. Nhà nước tiếp tục bơm tiền để cho tập đoàn.

Theo logíc thì lãi suất tăng cao là hợp lý và không thể tránh khỏi, cho dù nó vượt xa cả mức chịu đựng của doanh nghiệp?

– Việc lãi suất tăng góp phần làm tăng giá, vì thực chất đó là việc tăng giá của đồng vốn, do đó nó lan tỏa ra khắp nơi. Doanh nghiệp tăng đầu vào thì tăng giá. Vòng xoáy đó nguy hiểm nhưng có những chuyên gia kinh tế khi làm cố vấn cho Chính phủ thì lại nói là hạ lãi suất để chống lạm phát. Cái đó chỉ đúng được 20% thôi, còn 80% là trật. Vì tăng lãi suất tác động làm giảm lượng tiền trong lưu thông nhiều hơn là tác động tăng giá. Nên việc tăng lãi suất là điều không thể tránh khỏi.

Tất nhiên, nếu kéo dài thì đó là điều không hợp lý, vì nếu kéo dài thì bản thân các ngân hàng cũng không chịu đựng được. Đó là bước “cực chẳng đã” trong khó khăn.

Việc lãi suất tăng cao phải chăng cũng có mặt “được” và cần được nhìn nhận một cách công bằng? Thưa ông?

– Tăng lãi suất có tác động tích cực là có thể làm cho quá trình tái cơ cấu của nền kinh tế nhanh hơn. Nghĩa là với vốn như thế thì những người căn cơ giỏi thì sẽ phất lên, những người làm ăn không chịu khó, ỷ lại thì sẽ phải co lại. Đấy là một cơ chế khốc liệt, nhiều khi nói là nhẫn tâm, nhưng là cơ chế rất cần, rất mạnh cho nền kinh tế. Nếu để việc hỗ trợ tín dụng giảm thì các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh quyết liệt. Tín dụng mà dễ dãi, lãi suất thấp thì kích thích đầu tư làm ăn, nhiều khi là làm liều, gọi là ràng buộc ngân sách không cao. Nếu như doanh nghiệp quốc doanh mà kêu khổ cái là được nhà nước rót vốn, lãi suất được ưu đãi ngay là không được. Điều kiện cần thiết để doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì ràng buộc ngân sách cứng: tức là không có chuyện ưu ái về tín dụng, vốn. Ràng buộc ngân sách cứng và phải cạnh tranh mạnh mẽ, cứng thì các doanh nghiệp bất luận là quốc doanh hay tư nhân đều hoạt động hiệu quả. Khía cạnh này cũng cần được nhắc đến, chứ không chỉ thấy việc lãi suất tăng là khó khăn.

Nếu để hạ lãi suất theo ông cần có những chính sách điều hành như thế nào trong thời gian tới?

– 6 tháng trước Chính phủ và NHNN kêu gọi phải hạ lãi suất, nhưng trên thực tế việc hạ lãi suất đã không như mong muốn. Vậy, bây giờ muốn hạ thì phải hạ như thế nào? Tôi nghĩ, trong lúc nhu cầu về vốn tăng cao về cuối năm chẳng hạn như trả lương, trả thưởng, nhu cầu về tiền cao, lạm phát không kiểm soát được thì phải nâng lãi suất. Đó là điều đúng, không sai. Nếu lãi suất không cao, mới là điều phải thực sự lo lắng. Nâng lãi suất là 1 biện pháp để thắt chặt chính sách tiền tệ. Chính phủ buộc phải chấp nhận .

NHNN ép các NHTM hạ lãi xuất 14, 15%, tôi cho rằng đó nhất thời là bằng biện pháp hành chính, cũng có thể cần thiết. Vì đây là những việc không bình thường, nhưng dài hạn thì không thể áp dụng được. Mấu chốt ở đây là do chúng ta đã đặt ra một quy định sai mà lại được luật pháp quy định, đó là về lãi suất cơ bản trong luật dân sự. NHNN buộc các đối tượng trong nền kinh tế đều trở thành những người vi phạm pháp luật, như thế là họ không tin, coi quy định pháp luật là trò cười, như thế càng nguy hiểm. Một trong những nhiệm vụ của Nhà nước là tạo dựng niềm tin của các doanh nghiệp, của người dân. Đằng này, nhà nước quy định một đằng thì lãi suất một nẻo, nên buộc các ngân hàng phải tìm cách lách luật.

Bây giờ ra quy định gì thì chỉ một nhóm người nghĩ, không có quy định gì mà chặt kín như bưng được. Trong thực tiễn có hàng nghìn người săm soi để tìm kẽ hở, chẳng hạn như thưởng, khuyến mãi, đó là thực tế mà nếu một chính phủ dùng quá nhiều biện pháp hành chính đểu điều hành là sẽ gây ra nhiều bất cập.

Xin cám ơn ông !

Bình ổn đang nén lò xo giá

“Bình ổn giá  thực  chất như việc “nén lò xo”, nén  quá  nó sẽ “bật lại” và bật  rất  mạnh. Lâu  dài không có  biện pháp nào hiệu  quả bằng điều chỉnh cơ cấu, nâng cao  hiệu quả đầu tư”, chuyên  gia kinh tế, TS Lê  Đăng Doanh nói

 Mục tiêu của chính sách bình ổn giá là để kiềm chế lạm phát trong bối cảnh lạm phát đang tái diễn và có nguy cơ tăng cao từ nay đến cuối năm. Ông có cho rằng chương trình bình ổn giá thời gian gần đây đã đạt được  mục  tiêu hay không?

– Tiến  sĩ  Lê  Đăng  Doanh: Chính phủ  có hai  mục tiêu  đó  là  muốn  tăng  trưởng  cao nhưng lại phải kiềm chế  lạm  phát ở mức  độ  thấp. Hai  mục  tiêu  này luôn luôn mâu  thuẫn  với nhau. Muốn tăng trưởng cao và giữ ổn định  tăng  trưởng  thì phải tăng  tín  dụng, tăng cung  tiền. Nhưng  từ đó  dẫn  tới nguy  cơ mất  cân  đối hàng –  tiền, dễ  dẫn đến nguy  cơ lạm  phát  cao, khó  có  thể kiềm chế. Vừa  qua  để  kiềm chế  lạm  phát Chính phủ  đã  đưa  ra nhiều  giải pháp trong đó  bên  cạnh  chính  sách bình ổn giá  còn  triển khai  các  biện  pháp  để  kiểm  tra  giá  cả hàng hóa, đăng ký  giá… Xét  về mặt ý  nghĩa  thì  cần phải trân trọng  những  biện  pháp đó  của  Chính  phủ. Tuy  nhiên, cũng phải thẳng  thắn  nhìn nhận, đây  là  những  biện  pháp  hành  chính, chỉ  có tác  dụng  hạn chế  phần nào, về lâu  dài lạm  phát  vẫn  đang  diễn biến  rất  phức tạp. 90% tổng sản phẩm quốc nội đều từ nhập  khẩu, nhập  siêu  luôn luôn  cao  trong  bối  cảnh  giá  hàng hóa  trên  thế  giới  cũng  tăng cao  thì lạm  phát  rất khó khăn để  kiềm chế.

Mặc dù rất  nhiều  nước  sử  dụng  chính  sách  bình ổn giá  như  là một công  cụ  để  kiềm soát  sự  tăng  giá  của  hàng hóa, tuy  nhiên cũng  có không  ít ý kiến lo  ngại chính sách bình ổn giá đi ngược lại quy luật thị trường, can thiệp một cách hành chính vào mối quan hệ cung cầu nên sẽ không  đem lại  hiệu  quả  như mong muốn, đôi  khi  còn lãng  phí nguồn lực? Ông có đồng tình với  ý kiến này?

– Như  trên  tôi  đã  nói, thực  chất  của  chính  sách  bình ổn giá  là  dùng  biện  pháp hành  chính  để  kiểm soát  việc  tăng  giá. Do vậy  nó chỉ  có  tác  dụng và đem lại hiệu  quả trong ngắn  hạn. Bởi  nhìn về căn nguyên  của việc tăng giá là  do cung  tiền lớn nhưng không  sản xuất ra  hàng hóa gây  mất  cân  đối  cung  cầu, dẫn đến lạm  phát, giá  cả hàng hóa  tăng.

Mặt khác, việc  Hà  Nội và  TP.Hồ  Chí  Minh đưa một  lượng  tiền lớn  ra  dể  bình ổn  giá  nhưng  không kiểm soát  được  giá các  mặt  hàng  khi  bán  ra thì  dẫn đến  việc  tiền  dành cho  bình ổn  giá  sẽ  rơi  vào túi  doanh  nghiệp. Ý  định  tốt nhưng  tôi cho  rằng  hiệu  quả  còn rất  “phập phù” và  vì  vậy không  thể tránh  được  việc lãng phí nguồn lực, ngân  sách.

Trên thực  tế người nghèo ở khu vực nông thôn ít  khi  được tiếp  cận với hàng hóa thuộc  chính  sách bình ổn giá bởi thực  tế  rất  ít  doanh  nghiệp mặn  mà với việc đưa  hàng  được  trợ  giá  về nông thôn.Ồn cho  rằng  cần phải có  chính sách  gì để khuyến khích các  doanh nghiệp thực  hiện  tốt  chủ  trương  này?

– Gần  đây  tại  hội  nghị tổng kết một  năm  việc đưa  hàng về nông thôn đã  cho thấy một thực tế các doanh nghiệp không muốn mang hàng về nông thôn. Hệ thống phân phối kém hiệu quả nên hàng hóa không về đến  thị  trường nông thôn. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu được ưu  tiên  như hoàn thuế, được hưởng  nhiều chính sách ưu  đãi nên rõ ràng  họ thấy  xuất khẩu lợi  thì họ làm. Vì vậy muốn  cho  doanh  nghiệp bán hàng hóa  về  vùng  nông thôn  thì  phải có  nhiều  chính  sách  khuyến khích  họ. Bởi  nếu việc trợ  giá  chỉ  được  triển  khai  ở những  thành phố  lớn,  tỷ trọng  tiêu  dùng  cao, nơi  tập  trung nhiều  người  có  thu nhập  cao  thì  hiệu  quả của  chính  sách  đó  sẽ  hạn  chế.

Thời gian  qua  chính  sách  bình  ổn giá được  triển khai  rất  rầm  rộ  ở hai  thành  phố  lớn là  Hà  Nội  và  TP. Hồ Chí Minh với  số  tiền  ngân  sách bỏ  ra  rất  lớn. Liệu việc đẩy mạnh ở  địa phương A, ưu tiên doanh nghiệp B có là điều kiện tạo ra sự  cạnh  tranh không bình đẳng trong kinh doanh hay  không? Có  thể coi đây  là  mặt  trái  của  chính  sách bình ổn không  thưa  ông?

– Về nguyên tắc doanh  nghiệp  thực  hiện  chính  sách  bình ổn  giá  được  nhận  một  số  tiền  nhất  đinh  để  dự  trữ  hàng hóa, để  bán  đúng  giá , thông thường  phải  thấp  hơn giá  thị  trường  ít nhất  10%. Tuy  nhiên, trên  thực  tế hiêu  quả  đem lại  rất “phập  phù”. Trên  thực  tế các  cơ  quan chức năng  không thể  xác  định  được  đâu  là  hàng  hóa  được  trợ  giá, đâu  là  hàng hóa không  được trợ  giá. Nói một  cách  cụ  thể  là  không  thể kiểm soát  được đâu  là  kg gạo  được  trợ  giá, đâu  là  kg  gạo không được trợ  giá. Ngoài  ra  cũng  không  thể kiểm  soát  được  bao  nhiêu  % hàng hóa  được  bán với  giá  đã  được  trợ  giá, bao  nhiêu  phần trăm  bán  với  giá  thị  trường… Tất  cả  đều  phụ  thuộc  vào  sự  làm ăn  trung thực  của  doanh  nghiệp. Và có  doanh  nghiệp  trung thực nhiều, nhưng  cũng  có doanh  nghiệp  trung thực ít. Do  đó,  tôi  e ngại  về  kết  quả  liệu  100% hàng  hóa  thiết yếu  được  trợ  giá  sẽ  được  bán theo  đúng giá  quy  định.

Vậy, theo ông với  một nền kinh  tế  không  sản xuất  ra  tỷ lệ  hàng hóa cao mà  đa  số là  nhập  khẩu  thì việc bình ổn giá có phát huy  hiệu quả hay  không, bởi bất chấp các  biện  pháp  nỗ  lực  nhằm  bình ổn giá  thì giá  cả nhiều mặt hàng  thiết yếu  vẫn  đang  ngày một  tăng  cao?

– Về  giải  pháp  lâu  dài  thì việc  triển khai  thực  hiện  chính  sách bình ổn giá  phải được  thực hiện song song  với  việc điều chỉnh  cơ  cấu, nâng cao  hiệu quả  đầu  tư thì mới  hy  vọng phần nào  kiểm  soát  được  lạm phát. Nếu  tiếp  tục  đầu  tư kém hiệu  quả  thì mục  tiêu  kiểm  soát  lạm  phát  sẽ  khó lòng  đạt  được. Trước  mắt phải  đảm bảo  cung  cầu hàng  hóa, đặc  biệt là  phải  đưa  hàng  về nông thôn. Hiện  tại, các cơ  quan  quản lý đang  bằng  mọi biện pháp  hành  chính  để  kiểm soát  đà  tăng giá từ nay  đến  trước  Tết  nguyên  đán, nhưng giá  sẽ như  cái  “lò xo” nén  mãi sẽ  bật  lên và  chẳng  ai  có  thể giữ cho  nó không  tăng mãi.  Vì vậy, rõ  ràng nguy  cơ  sau  Tết  sẽ  còn khó  khăn  hơn rất  nhiều  trong mục  tiêu  kiềm chế  tăng  giá.

– Xin  chân  thành  cám ơn ông!

“Với  trữ  lượng  bô  xít dự  báo vào khoảng 6tỷ tấn và  mới  đây  nhất  con số dự báo  này được  nâng lên thành  10 tỷ  tấn, không  lẽ  chúng  ta cứ nghèo mãi. Tôi và nhiều nhà  khoa học tâm huyết mong muốn Việt Nam trở thành cường quốc về nhôm bô xít. Nhưng  vấn  đề  là chúng ta  phải làm như thế nào? Trong câu chuyện này còn là cuộc đấu tranh giữa 1 bên là  kinh  tế cực  đoan  và một  bên  là  bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững”, Tiến sĩ Nguyễn Đình  Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội của VACNE nói.

Đoàn  khảo sát  chưa  bao  giờ có các  nhà  khoa  học!

Thưa ông,  sau khi  đoàn  công tác  của  Quốc  hội và  Chính  phủ  đi  khảo sát  thực  tế hai dự  án khai  thác  bô  xít  ở Tây  Nguyên  về  đã  đưa  ra lời hứa sắp  tới  sẽ  cung  cấp  đủ thông tin, tài liệu  để  các  nhà  khoa  học  có  cơ  sở  để  phản biện. Ở góc  độ  một  nhà khoa  học, ông có  mừng  không  trước  thông  tin  này?

– TS Nguyễn  Đình  Hòe: Trước  hết  tôi  phải khẳng  định  ngay  rằng, kể từ lần phản biện đầu  tiên  hồi  tháng  4-2009  đến  nay  các  nhà  khoa  học  chưa được  tham  gia  bất  cứ một  chuyến  đi  thực  tế hay khảo sát  nào. Tôi  cho  rằng  đây  là  sự  thiếu  sót  rất  lớn  bởi tư  duy  phản biện  phải được  dựa  trên  các  cơ  sở, quy  luật  khoa học  trong khi  số  liệu mà  TKV  cung  cấp  chỉ  là  những  số  liệu  thiết kế. Thậm  chí, tôi  biết trong lần phản biện đầu  tiên cách  đây  hơn  1 năm họ còn chưa cung  cấp hết  những tài liệu để  chúng  tôi phản  biện. Tất nhiên chúng  tôi  vẫn có kênh  thông tin  riêng nên  vẫn  đảm bảo  cơ  sở để phản  biện, chứ  không  phải là “ếch  ngồi  đáy  giếng”. Sắp  tới  đây các  nhà  khoa học trong Liên hiệp  các  hội  khoa học kỹ  thuật sẽ  tiến hành phản biện  lần hai, tôi  cũng  hy vọng  sẽ  có  thêm  nhiều  thông tin được cập  nhật  mới.

Gần đây  rất nhiều  ý kiến  đề  nghị  nên  dừng  hẳn  dự  án  này,  nhưng  là  một  tổ  chức bao  gồm nhiều  nhà  khoa  học  làm  công  tác  phản biện, Hội bảo vệ  thiên  nhiên  môi trường  và Liên  hiệp  các  hội  khó học  kỹ thuật lại  không cùng  chung  đề  xuất  này? Ông  có thể  giải  thích  lý  do?

– Đúng, chúng  tôi  chưa bao  giờ đề  xuất   dừng dự  án, mà chỉ yêu  cầu hãy  thử nghiệm. Tôi  còn nhớ, trước  đây khi  có nhiều ý  kiến phản  ứng  với  dự  án  này Chính phủ  đã phải chấp  nhận  chuyển  từ dự  án  khai  thác  kinh tế  sang dự  án  thử nghiệm. Tuy  nhiên, sau một  thời  gian đến  nay  về mặt  hình  thức, tên  gọi tuy  có  thay  đổi  nhưng  bản chất thì vẫn  không  có  gi  khác. Tôi  cảm nhận  rằng  TKV đang  vội  vã  triển khai vì mục  tiêu  kinh tế chứ  không phải mục  tiêu  thử nghiệm. Nếu  là  thử  nghiệm thì  công  nghệ  phải tiến  bộ, sao  lại  là  xả  ướt  mà  không  phải xả khô. Nếu  là  thử nghiệm  sao  lại sử  dụng  toàn bộ lao  động  giản đơn  từ Trung Quốc mà  không  phải là  lao động  địa phương. Trong một  lần đến  đó, thôi  thấy  cả lao  động  đào hố  móng  cũng  là  lao  động  Trung  Quốc. Sau  này khi  đưa  ra đại  trà  mình cũng lại  đi  thuê  lao động  Trung  Quốc hay  sao? Rõ ràng  chỉ những dẫn chứng  như vậy  cũng  đủ phản ánh  dự  án  này hoàn toàn không  có  tính  chất thử nghiệm.

Hồ chứa bùn đỏ, bùn thải khác gì một quả bom bẩn treo trên cao

Nếu được đòi hỏi những  thông tin, tài liệu phục  vụ  cho công tác  phản biện, ông  thấy cần phải  đặt  ra những  yêu  cầu  gì  vào thời  điểm này?

– Tôi  xin đề  cập đến  góc  độ  an  toàn cho  môi  trường. Đây  là  một  vấn  đề  rất lớn nhưng chưa  được TKV  nghiên  cứu  một  cách  thấu  đáo. Chẳng  hạn,họ  chỉ nói  đến việc  xử lý  bùn  đỏ mà  chưa đề  cập  đến  việc  xử  lý  bùn thải. Lượng  bùn đỏ được thải ra  sau  khi khai  thác  1 tấn bô  xít chỉ  gấp  1,5 lần, trong khi để  cho  ra 1 alumin  thì lượng bùn  thải  gấp  4 lần. Có  nghĩa  là  để  khai  thác  ra  1triệu  2 tấn  alumin như  kế hoạch  sẽ có  biết  bao nhiêu  bùn thải (có  thể  tương  đương  với  3-4 triệu  tấn  bùn thải). TKV hầu như  chưa  tính  toán  được  cách  xử lý  lượng  bùn thải khổng lồ này. Tây Nguyên  nằm trong  tâm  điểm  của  mưa (mỗi năm lượng  mưa  dự  kiến  vào khoảng  3.5000 mm – 4.500  mm. Ở  Đắc Nông  có ngày  mưa  như  trút  tới  400 mm, chắc  chắn  sẽ khó  tránh khỏi  những cơn  lũ bùn nếu lượng bùn khổng  lồ  trên  trôi  xuống  sông Đồng  Nai  sẽ  có nguy  cơ  lấp  hết  các  hồ  thủy điện.

Gần đây do  dư  luận phản ứng nên  TKV mới  đưa  ra xem  xét  với  vấn  đề    môi  trường trong khai thác  bô  xít  chứ  lâu  nay TKV  chưa  từng  tính  toán  tới  đánh  giá  tác  động môi  trường, xử lý môi  trường bài bản trong các  dự  án  khai  thác  khoáng  sản, mà  các trường  hợp  ở Cao  Bằng, Quảng  Ninh  vừa qua  là  một  ví  dụ.

Vậy, còn những  vấn  đề  gì  nữa  được ông  và  các  nhà  phản biện  đánh  giá  là  quan trọng  và  cần xem  xét  một  cách  thấu  đáo, nghiêm  túc?

– Chúng  tôi  lo  ngại  lượng  bùn  đỏ  được  xử lý theo  công  nghệ  thải  ướt được  chôn  ở Tây  Nguyên  sẽ còn  mãi  ở đó. Rồi vấn  đề  môi  trường  cho  giao  thông. Nếu  cứ  tính toán trung bình mỗi  xe  chở 2 tấn  thì  trung bình 5 – 6 phút  sẽ  có một  chuyến  xe của TKV  chạy  trên đường. Như vậy  thì môi  trường  và  cơ  sở hạ tầng  chịu  sao  thấu. Đó còn là  chuyện TKV nói họ  đã  tính  toán  thừa  các  phương  án  để  ứng phó  với  động đất cấp  9  độ  richte. Tôi  thì lại  không  cho  rằng tính  toán  thừa như vậy là  tốt bởi không  cần thiết phải như  vậy  trong  khi Tây  Nguyên  là  vùng  không  có  động  đất  lớn (chỉ khoảng  5 độ  richte).

Trong khi, cần phải tính  toán  đến  những  vấn  đề khác  như  khả  năng  nứt  đất, hậu  núi lửa phun trào, phun nước  ngầm, nước  khoáng… bởi Tây  Nguyên là  vùng  có  hoạt  động địa  chất  rất  mạnh, việc địa  hình  Tây  Nguyên  đang cựa  quậy  là  không tính được. Đặc biệt, địa hình  còn đang  bị  nâng  lên  rất  nhanh bằng  việc tồn tại  nhiều  cao nguyên phân tầng, phân bậc như cao nguyên Di  Linh, Lâm  Viên, Bảo Lộc… Như vậy, hồ chứa bùn  đỏ, bùn thải khác  gì  một quả  bom bẩn  được  treo  trên cao.

Có  thể họ  chưa trang bị  đủ  kiến thức  để nghe!

Cá nhân ông  hy vọng  gì với những ý  kiến tâm  huyết  của  các  nhà  khoa  học. Liệu  một lần nữa  có  được  các  cơ  quan  quản  lý, chủ  đầu  tư ghi  nhận  hay  không?

– Chúng  tôi, những  nhà  khoa học phản biện và các  cán bộ  của TKV  chưa bao  giờ đứng  ở hai vị  trí đối  lập, chỉ  có  điều  nhìn  nhận từ  hai  góc độ khác nhau. Tôi hy vọng rằng  sớm muộn  gì chúng tôi  cũng  sẽ thuyết  phục được họ. Có thể thời gian qua các nhà khoa học thuyết  phục  chưa  tốt, hoặc cũng không loại  trừ  khả  năng  họ chưa chuẩn bị đủ kiến  thức để  nghe.

Mặt  khác, TKV cần phải  thay  đổi bởi không  thể  để tình  trạng các  công  trình  điện (Nhà máy  điện  Đồng  Nai 5), giao  thông (đường  tránh  Bảo Lộc) do  Nhà  nước bỏ  tiền đầu  tư lại  để phục  vụ  cho  việc  kinh doanh  của doanh  nghiệp.  Nếu  như  vậy, cho  dù  TKV  có kinh doanh  có  lãi  thì  cũng  không  phải lãi thật.

Một dự án gần như là đào tài nguyên lên để bán lại phải đặt ra vấn đề hiệu quả kinh tế khi đã bắt đầu rõ ràng là một sự bất thường. Ông Bùi Kiến Thành trả lời phỏng vấn Dân Việt.

PV: Theo  ông, vì  sao  đến  thời điểm này, khi  mà  dự  án khai  thác  bôxit, một dự án gần như đào tài nguyên lên để bán,  đã  và  đang  được  triển khai, thì  vấn  đề  hiệu  quả  kinh tế lại một lần nữa  được  đặt  ra?

– Chuyên  gia kinh tế  Bùi Kiến Thành: TKV có vẻ đã quá quen với việc đào lên, không phải đóng thuế tài nguyên, để bán. Họ bỏ qua rất nhiều yếu tố, chẳng hạn những tác động ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, những lợi ích kinh tế phải hy sinh, tức là phí cơ hội. Hay các xuất đầu tư đi kèm như điện,, đường xá, cảng biển…Chẳng hạn như điện, hiện nay dự án đang lấy điện từ EVN trong khi dự báo của EVN đến 2015 cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Nếu các nhà máy đi vào hoạt động, đời sống nhân dân cũng như nền kinh tế nói chung phải nhường một phần rất lớn điện năng cho bô xít. Hay như vấn đề vận tải, Chủ đầu tư dự án phải đầu tư chứ không thể bắt nhà nước phải nâng cấp những con đường dân sinh để chở bô xít cho họ.

Quá nhiều yếu tố chưa được đặt ra trong khi tính toán hiệu quả kinh tế. Tôi cho rằng Dự án gần như  chưa  đủ  lý  do  để  có thể  thực  hiện trong khi cần phải nhắc lại rằng tài nguyên  thiên  nhiên  là  của  quốc  gia, Nhà  nước  hay  Chính phủ  chỉ  được giao  trách nhiệm  quản lý, sử  dụng hiệu  quả  chứ không  phải “muốn cho  ai  thì cho”.

Một con số được nhắc đi nhắc lại là việc  khai  thác  bô  xít  sẽ  đem lại  khoảng gần  940 tỷ mỗi  năm. Mức lợi  nhuận như vậy có  tương  xứng  với  những thiệt  hại  về mặt  môi  trường, xã  hội mà  chúng  ta  phải  đánh đổi  hay  không?

– Tôi  cho  rằng, không  thể có  một  con số  lợi  nhuận  cụ  thể  nào  có  thể đem ra  để lựa  chọn, để  đổi  lấy  sự  sống và  sự sinh  tồn của  một  vùng  đất đang  có nhiều  cộng  đồng dân  cư  sinh  sống. Vì thứ chất độc mà việc khai thác bô xít thải ra không biến mất sau 10 năm, sau 100 năm mà nó tồn tại cả ngàn năm, vạn năm, không  có  cách  gì “biến” chúng đi  đâu  được. Ngay thời điểm này, người dân đã bị đầu độc bởi những dòng chất độc thải ra trong quá trình khai thác. Người ta đang bàn về công nghệ ướt hay công nghệ khô, những thứ đó thực chất chỉ là gây độc ít hay nhiều chứ đâu có làm hết được chất độc. Nói thẳng là không thế bán sự sống của nhân dân lấy bất cứ số tiền dù lớn cỡ nào.

Xét về giác độ kinh tế, có điều gì bất thường khi các dự án bô xít ở Việt Nam sử dụng công nghệ khai thác của Trung Quốc, do nhà thầu TQ thực hiện, và thị trường cũng là Trung Quốc hoặc độc quyền mua  hoặc có tính chất chi phối?

 Xét  về góc  độ  kinh  tế  thì  chúng ta  phải  lựa  chọn  công nghệ  tốt  nhất. Trong khi  với  công nghệ  được  lựa chọn  hiện nay  của  Trung Quốc thì lại  chưa qua  một  quá  trình “trắc  nghiệm” nào  để  có  thể khẳng định  nó là  ưu  việt. Tôi  cho  rằng với  vấn  đề  công nghệ  thì phải  được  giám  định  cẩn  trọng. Trên  thế  giới  nhiều  quốc  gia  đã tiến  hành  khai  thác  bô  xít nhưng  hầu như  không  quốc  gia nào lưu  lại  chất  độc  như  công nghệ  Trung Quốc. Có thể vì yếu tố giá rẻ của công nghệ này nhưng theo tôi vấn đề đặt ra là vấn đề giảm thiểu tối đa tác hại của chất độc chứ không phải rẻ hay đắt. Còn  về  vấn  đề thị  trường, tôi  cho  rằng nếu  có  5,7 người mua  thì  sẽ  tốt  hơn, an  toàn hơn là  chỉ có một  thị  trường, dù  khổng lồ. Vì  nếu như  vậy  sẽ  dễ  bị  thị  trường  khống  chế, làm  giá, lúc  đó mình không  có  thế và  lực  để thương lượng.

Xung quanh  vấn  đề  giá  bán  sản phẩm  cũng  đang  đặt  ra  nhiều lo  ngại, mà tập  trung  nhất  đó là  lo  ngại  về khả  năng khủng hoảng thừa bô xit trong vài năm  tới  trên thị  trường  thế  giới. Ông đánh  giá  ra sao  về  vấn  đề này?

– Tôi  cho  rằng, vấn  đề  bô  xít  không  phải là  lựa  chọn  tối  ưu chúng ta  cần phải thực  hiện  để  “lấy  tiền” trong  bối  cảnh tiềm  năng, giá  cả thị  trường  thế giới  rộng  lớn  chúng ta  không  tính toán  được. Điều  tra  thị  trường chúng ta làm chưa  tới. Trong  khi, bô  xít  lại  không phải là  sản phẩm tối  ưu, cần thiết như  dầu  lửa thì vì sao chúng ta phải hy sinh quá nhiều. Tôi thấy cần phải nhấn mạnh rằng đây là ngành tiêu tốn rất nhiều điện năng. Một đơn vị sản phẩm nhôm chỉ cần 1 đồng đất nguyên liệu nhưng phải cần tới 4-5 đồng tiền điện. Nếu dự án tiếp tục được thực hiện thì cái mà chúng ta thấy đầu tiên sẽ là tình trạng thiếu điện không tưởng tượng nổi mà EVN thì đã chứng minh khả năng cung ứng điện của mình trong nhiều năm qua thế nào rồi.

Xin trân trọng cám ơn  ông!

Những  con  khủng long kinh tế trong môi trường chính trị

(Một cách nhìn nhận của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt về những tập đoàn kinh tế và cả về những người đang nuôi dưỡng “chúng”, cả những người đang đánh giá chúng)- Bài bị out

“Thể chế VN có phải là một môi trường sống thích hợp để cho “Những con khủng long – là các tập đoàn kinh tế tồn tại và phát triển(?)Những con khủng long này sẽ tìm một môi trường chính trị để sống” – đấy mới là điều đáng cảnh báo“- Nguyễn Trần Bạt

An sinh xã hội ư? trên thực tế xã hội không được hưởng tý gì

Thưa ông, ông đánh giá thế nào về hiệu quả của các Tập đoàn, TCTy Nhà nước đã tạo ra so với những lợi thế mà họ có?

– Ông Nguyễn  Trần Bạt: Quốc hội đang thảo luận về vấn đề này một cách sôi nổi. Tôi theo dõi các buổi trả lời trực tuyến, và  thấy hầu hết các đại biểu quốc hội là những đối tượng “lưỡng cư”, họ sinh sống ở 2 miền, lập pháp và hành pháp. Do đó họ thiếu tư cách chuyên nghiệp để đánh giá vấn đề này một cách sâu sắc. Vấn đề các tập đoàn kinh tế nóng nhưng các đại biểu không đánh giá một cách lành mạnh về các tiêu chuẩn, khái niệm. Đánh giá hiệu quả của một tập đoàn kinh tế không chỉ ở dừng lại ở hiệu quả kinh tế, còn có nhiều hiệu quả nữa mà nhà nước, chính phủ, quốc hội, và ngay chính tập đoàn kinh tế cũng không nói đươc. Nếu bỏ qua vấn đề tham nhũng, giả định rằng các nhà lãnh đạo đều trong sáng, thì việc đánh giá hiệu quả của tập đoàn như hiện nay cũng chưa thỏa đáng. Chúng ta phải đánh giá hiệu quả kinh doanh thuần túy, các vấn đề xã hội mà chủ, lãnh đạo các tập đoàn phải gánh vác. Tôi đồng ý với việc các đại biểu quốc hội đánh giá đúng về hiệu quả kinh tế, nhưng lại không đồng ý chỉ đánh giá mỗi hiệu quả kinh tế mà không hướng chúng sang các tiêu chí khác nữa.

Nếu hiệu quả tạo ra là chưa tương xứng với tiềm lực về vốn và các cơ chế cũng như chính sách hỗ trợ của nhà nước thì việc lý giải họ còn có trách nhiệm thực hiện, đôi khi không vì lợi nhuận, những chính sách an sinh xã hội có phải là cách trả lời thuyết phục cho việc thiếu hiệu quả?

– Tôi  cho  rằng, hiệu quả kinh tế hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm lực về vốn và các cơ chế cũng như chính sách hỗ trợ của nhà nuớc, vậy đáng lẽ hiệu quả kinh tế phải có nó đã đi đâu? nó có biến vào an ninh quốc phòng thật không, có biến vào an sinh xã hội thật không, các mục đích chính trị thật không? chúng ta không có cơ sở để đánh giá nên đã gán mọi khuyết điểm về hiệu quả kinh doanh của tập đoàn là không công bằng.

Tôi  cho  rằng bỏ qua vấn đề an sinh xã hội để đánh giá hiệu quả kinh doanh của tập đoàn. Vì khi họ bỏ lợi ích kinh tế để chuyển sang lợi ích an sinh thì xã hội phải hoan nghênh, phải vỗ tay. Tuy nhiên trên thực tế xã hội không được hưởng tý gì, hoặc là hưởng không rõ ràng. Vậy không nên không được gán từ khu vực lợi ích kinh doanh sang lợi ích an sinh xã hội. Các lợi ích kinh doanh đã được hi sinh cho lợi ích an sinh xã hội. Và trong đời sống chính trị thì mục tiêu an sinh xã hội là mục tiêu dễ nói nhất, dễ khoe nhất mà người ta không chỉ ra được bằng chứng, và nói rõ được quyền lợi an sinh đã được san sẻ như thế nào. Không được lấy lợi ích an sinh xã hội để giải thích cho việc hoạt động kém của tập đoàn kinh tế. Nhưng nói như thế không có nghĩa là mục tiêu an sinh xã hội không có thì không có nghĩa là không có những mục tiêu khác.

Ngựa nhà thành ngựa hoang

Nguyên nhân của việc thiếu hiệu quả, theo ông, là do cơ chế, cho cách điều hành hay do công tác cán bộ? Muốn  hiệu  quả  thì giải pháp sẽ là  gì?….

– Tôi  cho  rằng, tập đoàn kinh tế là cấu trúc tham vọng của ý nguyện chính trị, nó không sống tự nhiên mà sống nhân tạo, và trong điều kiện kinh tế hiện nay thì các tập đoàn kinh tế không thể tồn tại như một thực thể kinh tế đích thực được. Không phải do cách điều hành, bởi  vì nếu  đổ lỗi  cho  điều hành  thì  ít ra 9 đến 10 tập đoàn hiện nay cũng phải có ít nhất 1 tập đoàn làm ăn có lời chứ. Với 9 cách thức điều hành của 9 tập đoàn thì phải có cách thức đưa đến sự có lợi, hay sự phá sản. Do đó không phải vì lý do cá nhân. Nguyên nhân chính là do sự mất cân đối giữa con người đang có và nhiệm vụ của mình giao cho nó.  Tôi xin lỗi nếu giao cho Chủ tịch nước điều hành tập đoàn thì cũng sẽ gặp khó khăn.

Mất cân đối trong năng lực cá nhân, thể chế, nhiệm vụ là nguyên nhân chính.

Đặc biệt là mất cân đối trong nhiệm vụ. Những “con khủng long” từng bị tiêu diệt so sự hạn hẹp không gian sống. Và thể chế VN có phải là một môi trường sống thích hợp để cho “Những con khủng long – là các tập đoàn kinh tế tồn tại và phát triển(?)Những con khủng long này sẽ tìm một môi trường chính trị để sống” – đấy mới là điều đáng cảnh báo.

Xin ông bình luận về sự đa ngành và việc đầu tư ra ngoài ngành của các Tập đoàn, TCy. Đây có phải là một trong những lý do khiến các DN được coi là lớn này hoạt động không có hiệu quả? Và việc đầu tư ngoài ngành của họ liệu có ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.

– Đây là hiện tượng phá rào đi ra khỏi mục tiêu ban đầu, có tạo ra các bứt phá.  Hiện nay chúng ta đang thay nền kinh tế thị trường hạn hẹp bằng thị trường chứng khóan điên loạn, biến các tổ chức phát triển bằng các tổ chức đầu cơ. Biến một nền kinh tế thật thành một nền kinh tế mà trong đó đánh trận giả là chính. Đành rằng bất cứ một xã hội nào cũng có đầu cơ, nhưng khi đã biến đầu cơ là duy nhất thì nên kinh tế sẽ chết. Qua sàn sẽ có đấu giá, đấu giá thì mọi thứ sẽ đắt. Người nghèo không bao giờ được mua nhà cho riêng mình.

Việc đầu tư ngoài ngành đã biến một con ngựa nhà thành một con ngựa hoang mà chính chính phủ cũng không kiểm soát được. Chúng ta hiện nay không quản lý được  giá nhà đất. Và tôi đang nghe là sắp đóng cửa sàn bất động sản. Đấy là việc hoạt động và quản lý kém hiệu quả.  Người lãnh đạo các tập đoàn tìm không gian sinh tồn chính trị, do  đó đẻ ra bệnh thành tích.

Nghị định về quản lý Tập đoàn kinh tế Nhà  nước đang  được  soạn  thảo và lấy ý  kiến. Theo ông, Nghị định này cần quy định thế nào thì phù hợp với tình hình các Tập đoàn, TCTy hiện nay?

– Điều hành các tập đoàn kinh tế, tổng công ty bằng nghị định được xem như là: “Điều hành một đàn voi bằng một cành hoa hồng”. Nghị định không bao giờ đủ quyền lực để quản lý Tập đoàn kinh tế. Chính chính phủ bằng việc điều hành bằng nghị định là không san sẻ quyền lợi trách nhiệm cho ai. Chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm về tập đoàn, tổng công ty. Đáng lẽ đưa một khẩu súng lục để điều hành đàn voi thì thay bằng cành hoa hồng. Một khi đàn voi đã lọt vào các địa hạt khác thì sẽ không bao giờ quản lý được nữa.

Xin chân  thành cám ơn  ông!.

Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch tập đoàn InvestConsult Group, thường được nhắc đến như người sáng lập ra công ty tư vấn đầu tiên ở Việt Nam .